20 năm kiên trì gây dựng trang trại trên vùng núi đá

17/09/2022 21:54
Chị Đinh Thị Ngà

Chị Đinh Thị Ngà

Chị Đinh Thị Ngà ở thôn Giáp 4, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là chủ trang trại nuôi lợn rừng và dê. Sau 20 năm kiên trì và nhẫn nại, vợ chồng chị đã gây dựng được một trang trại quy mô.

Trang trại của gia đình chị Ngà nằm sâu trong thung lũng. Bốn bề núi đá bao phủ. Cái xóm núi này cũng chỉ có vài hộ dựng nhà để chăn nuôi. Nhà của chị Ngà nằm sâu trong núi. Trái với cảnh ồn ào phía ngoài đường cái, trang trại của chị Ngà yên tĩnh đến lạ. Cả một vùng núi non hữu tình hiện lên giữa bốn bề mây núi. Nơi này gần như biệt lập với bên ngoài, ít có người qua lại.

Hôm chúng tôi đến thăm, chị Ngà đang tất bật chuẩn bị thức ăn cho đàn lợn rừng. Vừa thấy bà chủ trộn thức ăn, cả trăm con lợn từ trên núi đá lao về. Lợn thịt, lợn nái nối nhau kéo đàn về chân núi. Chúng kêu ầm ĩ đòi ăn. Chị Ngà - người phụ nữ nông thôn quanh năm lam lũ - nhìn đám lợn và "mắng": "Đợi một lúc nữa. Rồi chúng mày cũng có ăn, kêu ầm ĩ lên làm gì".

Như hiểu được lời nói của bà chủ, đám lợn ngoan ngoãn xếp hàng bên 2 cái máng dài. Chị Ngà tay thoăn thoắt, bưng bê hết thùng nhỏ đến thùng to. Từng thùng cám được phân chia rất rạch ròi: Thức ăn cho lợn nái, lợn mới tập ăn, rồi lợn đang nuôi con được lên "thực đơn" khác nhau.  

Gái đảm đất Thủ đô nuôi cả trăm con lợn rừng - Ảnh 2.

Sau hơn 20 năm gắn bó với vùng miền núi của huyện Mỹ Đức, Hà Nội, vợ chồng chị Ngà đã gây dựng được trang trại quy mô. Hiện chị có hàng trăm con lợn, 50 con dê và 700 cây bưởi.

Dãy chuồng lợn cũng được phân chia thành từng ô, đám lợn đã được "huấn luyện" thói quen, chúng tự phân chia về từng ô chuồng. Chị Ngà nhanh nhẹn đổ từng xô cám cho chúng ăn. Hơn trăm con lợn khỏe khoắn tranh nhau ăn, nghe tiếng chúng vừa ăn vừa kêu thật vui tai.

Đám lợn rừng lúc đầu còn đề phòng vì có khách lạ nhưng khi gặp chị Ngà đi vào, chúng mạnh dạn hơn. Chúng liên tục phát ra tiếng kêu đòi ăn. Chị Ngà đi đến đâu là chúng theo đến đó. Chị nhìn chúng với ánh mắt chan hòa, rồi nói: "Mỗi ngày 2 bữa là đủ rồi. Sáng mai chúng mày sẽ tiếp tục được ăn".

Hiện trong trang trại của chị Ngà có 10 con lợn rừng nái và mấy chục con lợn con đã đạt trọng lượng 20kg. Chị Ngà cho biết nuôi đám lợn rừng này rất nhàn. Ngày chị cho chúng ăn 2 bữa sáng và tối. Ăn xong, chúng tự lên rừng kiếm ăn tiếp. Đám lợn nái cũng vậy, đến ngày sinh sản, chúng lên rừng làm ổ. Khi con của chúng cứng cáp, chúng tự dẫn con về nhà.

Gái đảm đất Thủ đô nuôi cả trăm con lợn rừng - Ảnh 3.

Hiện trang trại của chị Ngà có cả chục con lợn nái. Mỗi năm lợn nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 6-10 con

Nhìn đàn lợn, con nào cũng khỏe khoắn, ăn khỏe, chạy khỏe, vào rừng chơi cũng khỏe. Một năm mỗi con có thể đạt trọng lượng trên dưới 40kg. Do được thả rông nên thịt lợn rừng rất thơm ngon và bán được giá cao.

Từ khi nuôi lợn rừng đến giờ, chưa năm nào chị Ngà có đủ lợn bán. Với giá bán lợn rừng thịt hiện tại là 100.000đ/kg, một con lợn rừng cho lãi đôi triệu đồng/năm. Theo chị Ngà, thức ăn cho lợn rừng là phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, ngô nghiền, cây chuối, rau rừng, bã bia… Mỗi ngày 1 con lợn rừng ăn hết khoảng 4 lạng ngô, tương đương 3.000 đồng. 

Khi đàn lợn đã yên, chị Ngà lại vội vàng sang kiểm tra đàn dê ở gần đó. Mấy chục con dê đã ăn no và tự về chuồng. Tính sơ sơ, đàn dê này cũng trị giá cả trăm triệu đồng. Cách đây 20 năm, chị Ngà và chồng đã xung phong lên vùng núi đá này để lập xóm mới của huyện Mỹ Đức. Khi đó, nơi này điện không có, nước cũng không, đi cùng anh chị có mấy chục gia đình khác. Sau vài năm, số hộ dân bỏ về quê cũ ngày một nhiều. Vợ chồng chị Ngà lại động viên nhau, cứ kiên trì bám đất, bám núi rồi cũng có ngày cuộc sống bớt khó khăn hơn.

Gái đảm đất Thủ đô nuôi cả trăm con lợn rừng - Ảnh 5.

Chị Ngà chuẩn bị thức ăn cho lợn rừng.

Ngày tháng dần trôi, tận dùng vùng núi đá hoang vu rộng bát ngát này, vợ chồng chị mua vài con dê về nuôi. Sau mấy năm, đàn dê phát triển tốt, từ vài con ban đầu, có lúc đàn dê lên đến 60-70 con. Ngoài ra, vợ chồng chị còn mua lợn rừng về nuôi. Vợ chồng chị chăn nuôi mát tay, nuôi con gì cũng phát triển và sinh sôi. "Nuôi dê chỉ mất ít muối, còn thức ăn chúng tự kiếm trên núi. Riêng đám lợn phải đầu tư thêm thức ăn, cả ngày chúng chơi ở trên rừng và sinh sản tại đó. Mình nuôi chúng rất nhàn, không tốn nhiều công", chị Ngà cho biết.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.