200 người của 17 dân tộc tham gia các hoạt động "Vui Tết Độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

25/08/2022 14:31
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ ngày 1 đến 30/9/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Vui Tết Độc lập”.

Các hoạt động diễn ra hàng ngày, cuối tuần, kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022) qua đó giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại "Ngôi nhà chung". Đồng thời góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc và tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, góp phần thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Hoạt động tháng 9 có sự tham gia của hơn 200 đồng bào, nghệ sĩ, diễn viên của 17 dân tộc (Pà Thẻn, Cor, Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) có sự tham gia của các địa phương hoạt động hàng ngày và phối hợp huy động, cùng sự tham gia của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.

Huy động khoảng 45 nghệ nhân dân tộc Dao, Pà Thẻn, Mông tỉnh Tuyên Quang trong đó dân tộc Dao: 20 người, dân tộc Pà Thẻn: 15 người, dân tộc Mông: 10 người; 15 người dân tộc Thái tỉnh Sơn La ngày 1, 2, 3, 4/9/2022. Huy động khoảng 20-25 người dân tộc Cor tỉnh Quảng Ngãi ngày 2, 3/9/2022. Huy động khoảng 25 nghệ sĩ diễn viên Liên đoàn Xiếc Việt Nam ngày 3, 4/9/2022. Mời một số nghệ nhân làng nghề cho chương trình "Trung thu cho em".

Một số hoạt động nổi bật tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 9/2022:

"Chợ phiên vùng cao - Sắc màu xứ Tuyên": Không gian chợ là sự kết hợp giữa các hoạt động xuống chợ, vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực, giới thiệu mua bán sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Thái... Tại không gian trung tâm cũng là điểm nhấn các sản vật địa phương mang đậm sắc màu thành Tuyên.

Không gian chợ với 50 gian hàng và khu vực nhà dân tộc Phù Lá bao gồm: 33 gian hàng tại khu vực Chợ vùng cao: Điểm nhấn không gian hoạt động tại chợ là sắc màu văn hóa Tuyên Quang: Khoảng 15-20 gian hàng giới thiệu sản vật địa phương, các sản phẩm OCOP, ẩm thực truyền thống của các dân tộc Tuyên Quang: Thắng cố, mèn mén, rượu ngô, rau củ quả, lạp sườn, thịt trâu treo gác bếp... với hoạt động giới thiệu nghề truyền thống dệt thổ cẩm, thêu hoa văn trên vải, nấu rượu ngô, nấu thắng cố mèn mén...,10 gian hàng của tỉnh Sơn La (sản vật địa phương Mộc Châu, sản phẩm OCOP, ẩm thực) và một không gian đậm sắc màu do chính các chủ thể văn hóa thực hiện; 2 gian hàng quảng bá du lịch Tuyên Quang; 10 gian nhà lá giới thiệu ẩm thực truyền thống và phục vụ nhu cầu của du khách khi tham quan tại không gian chợ...

Chương trình "Sắc màu chợ phiên" của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía Bắc: Biểu diễn dân ca dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc tham gia tại Chợ vùng cao với các tiết mục dân ca, dân vũ mừng đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy... của các dân tộc huy động tỉnh Tuyên Quang, Sơn La và các dân tộc đang hoạt động tại Làng. Giới thiệu nét đặc sắc nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông tỉnh Tuyên Quang; Tái hiện "Lễ cưới" của đồng bào dân tộc Dao; Tái hiện lễ cấp sắc của dân tộc Pà Thẻn tỉnh Tuyên Quang; Không gian trò chơi dân gian tại Chợ vùng cao: Các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như: Đánh quay (tu lu), leo cột, đánh yến, đu dây, ném còn...

200 đồng bào, nghệ sĩ, diễn viên của 17 dân tộc tham gia các hoạt động trong tháng 9 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó còn có các hoạt động "Sắc màu Tây Nguyên" như tái hiện Lễ ăn trâu của dân tộc Cor, tỉnh Quảng Ngãi; Trình diễn nghệ thuật đấu chiêng của dân tộc Cor.

Chương trình "Trung Thu cho em" với các hoạt động đặc sắc như giới thiệu trình diễn và tương tác nghề thủ công truyền thống "Em tập làm nghệ nhân" như làm đèn ông sao, làm trống, làm mặt nạ, nặn tò he; các trò chơi truyền thống: Ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, nhảy bao bố, bịt mắt đánh trống…; Trưng bày khoảng 20 bức ảnh về thế giới trong trẻo của tuổi thơ qua góc nhìn của các nhà nhiếp ảnh Nguyễn Phú Đức, Phạm Quốc Dũng…; trải nghiệm cùng các nghệ nhân làm chuồn chuồn tre, nặn tò he, viết thư pháp; Tái hiện Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng theo truyền thống.

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại "Ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.