5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo

Thành viên Tổ phụ nữ tôn giáo hoạt động từ thiện (xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) tổ chức sinh hoạt định kỳ, triển khai công việc thời gian tới. Ảnh: Tâm Khoa

Thành viên Tổ phụ nữ tôn giáo hoạt động từ thiện (xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) tổ chức sinh hoạt định kỳ, triển khai công việc thời gian tới. Ảnh: Tâm Khoa

Thời gian qua, trong triển khai thực hiện công tác vận động phụ nữ có đạo, Hội LHPN các cấp tại vùng có đông tín đồ theo tôn giáo đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung xây dựng các mô hình đặc thù để thu hút ngày càng đông hội viên tôn giáo tham gia tổ chức Hội.

Qua hoạt động rà soát, tổng hợp của 40 Hội LHPN tinh/thành có đông tín đồ tôn giáo, tính đến thời điểm tháng 9/2023, tại địa phương đã và đang có tổng số 151 mô hình/8.232 thành viên tham gia và tập trung chủ yếu vào 05 loại hình tiêu biểu.

5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo- Ảnh 1.

Hội LHPN huyện Sông Mã (Sơn La) tổ chức ra mắt mô hình "Thu hút, tập hợp hội viên phụ nữ tại bản có sinh hoạt tôn giáo" tại xã Mường Sai (tháng 3/2023). Ảnh: Huyền Trăng

Mô hình gắn với công tác tuyên truyền

Nhằm nâng cao trình độ, nhận thức mọi mặt cho cán bộ, hội viên, phụ nữ tôn giáo và phụ nữ ở vùng DTTS có tín ngưỡng, tôn giáo, thời gian qua, Hội LHPN các cấp đã đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình (tổ, nhóm, CLB…) thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội gắn với tuyên truyền, vận động chị em thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các chương trình, phong trào của Hội về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiêu biểu, như các mô hình CLB "Thời sự" (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), CLB Phụ nữ sống tốt đời đẹp đạo" (TX. Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh); Các CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB phụ nữ DTTS, phụ nữ có tín ngưỡng, tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo; "Tổ phụ nữ tôn giáo gắn với xây dựng Nông thôn mới (tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bắc Ninh...) đã đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt: ứng dụng công nghệ trong sinh hoạt chuyên đề, sân khấu hóa; chủ động thiết lập tốt mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin với các nữ chức sắc, chức việc tôn giáo để phối hợp lồng ghép các nội dung phong trào thi đua, hoạt động Hội; phong trào xây dựng Nông thôn mới, xóa bỏ bất bình đẳng đối với phụ nữ và trẻ em.. vào các buổi thánh lễ, các buổi giảng giải giáo lý, giáo luật thu hút đông đảo hội viên, nam giới, thanh, thiếu niên tham dự.

Một số khó khăn, thách thức: Tại một số địa bàn, các mô hình đặc thù thu hút phụ nữ, nhất là phụ nữ tôn giáo, tuy đã có và đã đạt được hiệu quả nhưng chưa nhiều; Việc duy trì sinh hoạt chi hội vùng DTTG chưa thực hiện thường xuyên, nội dung, hình thức chưa đáp ứng... Các mô hình liên quan đến công tác tuyên truyền chưa sâu; tài liệu và phương thức/hình thức tuyên truyền mang tính chất đặc thù, phù hợp với ngôn ngữ, đối tượng phụ nữ DTTG còn thiếu và chưa hấp dẫn. Nguồn lực triển khai, xây dựng, thực hiện và duy trì hoạt động của các mô hình còn hạn chế; Công tác vận động phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của chức sắc tôn giáo trong triển khai các mô hình hỗ trợ ở một số nơi còn hạn chế; sự tham gia của nữ chức sắc, chức việc, nữ tu các tôn giáo chưa phát huy được hiệu quả...

Tại Lâm Đồng "Chi hội phụ nữ xóa bỏ tập tục lạc hậu trong thách cưới, ma chay", CLB không hôn nhân cận huyết thống (huyện Lạc Dương), Mô hình "Mẹ dạy tiếng Việt cho con, không theo đạo trái phép" (huyện Di Linh), CLB Gia đình phụ nữ DTTS với pháp luật (huyện Đạ Huoai); Tổ phụ nữ tôn giáo làm dân vận khéo (Lạng Sơn)… thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp, trong đó ưu tiên các nội dung nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của phụ nữ về vai trò, vị trí của gia đình, các giá trị truyền thống, các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình; Động viên, hướng dẫn phụ nữ có tín ngưỡng, tôn giáo giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của tôn giáo, tham gia xây dựng môi trường văn hóa bản làng, bon ấp... lành mạnh, thực hiện nếp sống tiến bộ, văn minh...

Thông qua hoạt động tuyên truyền của các mô hình, đã giúp chị em có cơ hội được nâng cao nhận thức, trình đô mọi mặt, có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình bình đẳng, tiến bộ, văn minh, tạo sự đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong cưới hỏi, ma chay, phòng chống mua bán phụ nữ trẻ em, phòng chống cháy rừng, không phát rừng, làm rẫy, không tham gia sinh hoạt đạo trái phép…

Mô hình thu hút tập hợp gắn với hỗ trợ phát triển kinh tế

Trong số 151 mô hình tập hợp từ các tỉnh/thành, nhiều mô hình mới, cách làm hay đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đã có khoảng gần 30% mô hình góp phần hỗ trợ phụ nữ tôn giáo phát triển kinh tế.

Hội Phụ nữ các cấp đã chú trọng triển khai hoạt động của mô hình thông qua các chương trình, phong trào, đề án hỗ trợ phụ nữ có tín ngưỡng, tôn giáo khởi nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm (03 Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, và Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS…; Đề án"Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025"; "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm..., kết hợp phát động các phong trào thi đua "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", "Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo"; Đề án 01 Hỗ trợ Hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý...) nhằm tập trung nguồn lực, khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái của dân tộc, tôn giáo, tạo nên phong trào rộng lớn trong các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh ý thức tự nguyện giúp nhau giống vốn, kinh nghiệm, ngày công sản xuất với nhiều hình thức phong phú qua đó từng bước giúp chị em phát triển kinh tế...

Nhìn chung, các mô hình đã thực sự góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ hội viên, phụ nữ tôn giáo có cơ hội, điều kiện để tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp có hiệu quả vào việc thực hiện các chương trình xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…

Mô hình liên quan đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Qua thực tế cho thấy, các mô hình thu hút hội viên, phụ nữ tôn giáo gắn với các hoạt động về từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội đã đạt kết quả nổi bật. Tiêu biểu như Mô hình Tổ "Phụ nữ nấu ăn gây quỹ giúp phụ nữ nghèo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Nhóm phụ nữ tôn giáo làm công tác từ thiện (Gia Lai), "Tổ phụ nữ tôn giáo hoạt động từ thiện" ấp Thạnh Lợi, xã Trung An, huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ); "Tổ Hội Hiền mẫu" xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng); Tổ phụ nữ tôn giáo thực hiện phương châm sống tốt đời đẹp đạo" (Tây Ninh)… đã có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động hỗ trợ thiết thực như vận động nguồn lực, tự quyên góp, nấu ăn, phát quà, khám chữa bệnh miễn phí, trao học bổng, hỗ trợ sửa chữa hoặc xây dựng mái ấm tình thương cho hội viên, phụ nữ, trẻ em… có hoàn cảnh khó khăn….

Đặc biệt, với Mô hình "Ngày hội nữ tu thành phố làm công tác xã hội từ thiện" (TP Hồ Chí Minh) đã thu hút các nữ tu định kỳ 2 năm/lần để kết nối vận động nữ tu Phật giáo, Công giáo, Cao Đài đang tu tập tại các chùa ni, dòng tu nữ, các thánh thất trên địa bàn Thành phố tham gia đóng góp kinh phí, hiện vật và tổ chức đoàn đến thăm, chăm lo bữa ăn dinh dưỡng và tặng quà hỗ trợ nhu cầu vật chất, tinh thần và rèn luyện nâng cao sức khỏe cho các đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố…

Bằng những hoạt động ý nghĩa và thiết thực, các mô hình phụ nữ theo tôn giáo đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, là "cầu nối" trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo giữa các cấp Hội và các tổ chức tôn giáo. Qua đó, khơi dậy lòng nhân ái của các tầng lớp nhân dân nói chung và tín đồ, hội viên phụ nữ tôn giáo nói riêng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội của các địa phương.

Đồng thời, các mô hình liên quan đến hoạt động nhân đạo, từ thiện của Hội phụ nữ các cấp đã và khẳng định sự tương đồng giữa các giáo lý, tập tục tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo với các chương trình, hoạt động ý nghĩa của tố chức Hội, từ đó có sức lan tỏa sâu rộng, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong cộng đồng; Nhiều mô hình hay, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đã thu hút, tập hợp đông đảo hội viên tôn giáo tham gia.

Mô hình gắn với hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần, tham gia bảo vệ môi trường

Các hoạt động, mô hình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho phụ nữ tôn giáo đã được triển khai một cách chủ động và đa dạng về nội dung hình thức. Cụ thể, Hội PN các cấp đã tích cực nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em gái vùng tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người phụ nữ; Vận động chị em tham gia bảo hiểm y tế... Khuyến khích, đặt chỉ tiêu mỗi phụ nữ lựa chọn một hình thức văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao quần chúng phù hợp để rèn luyện sức khỏe...

Ưu tiên, kịp thời triển khai các hoạt động, mô hình trong phòng chống dịch bệnh, tham gia bảo vệ môi trường: Trong thời gian dịch bệnh Covid 19, các mô hình vùng dân tộc, tôn giáo tại các địa bàn Lâm Đồng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên... tập trung tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, hành động phòng chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức sáng tạo (băng rôn, khẩu hiệu, dùng loa cầm tay đến các bản làng, truyền thông trực tiếp tại phiên chợ bằng tiếng DTTS...) hướng dẫn chị em DTTG, đặc biệt là phụ nữ tín đồ thực hiện 5K, chấp hành nghiêm các hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền, y tế trong phòng chống dịch, phát hiện và báo cáo các trường hợp nghi nhiễm bệnh, các trường hợp liên đới, các ca nhập cảnh trái phép tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch tới các cơ quan có thẩm quyền/cơ sở y tế gần nhất...

Đặc biệt, nhằm phát huy tinh thần sẻ chia, chung tay của các tổ chức, cá nhân, tín đồ tôn giáo, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã kịp thời phát động các chương trình, phong trào vận động chị em và đồng bào tích cực hưởng ứng các chương trình, phong trào "Triệu phần quà san sẻ yêu thương", "Bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch", Siêu thị mini 0 đồng, may khẩu trang phục vụ cộng đồng; kêu gọi, vận động ủng hộ tài chính, thiết bị, dụng cụ y tế, thực phẩm... cho người dân nghèo bị ảnh hưởng của dịch bệnh...

Ngoài ra, tại một số địa bàn vùng tôn giáo của An Giang, Đồng Tháp, Hòa Bình..., đã có hiệu quả với mô hình thu hút hội viên gắn với xây dựng cuộc sống xanh, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên trong sản xuất, đời sống, hướng dẫn kỹ năng, hỗ trợ hội viên, phụ nữ giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Nhiều cơ sở Hội đã đề ra chỉ tiêu xây dựng ít nhất một mô hình phù hợp tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, giảm ô nhiễm, giảm thải ra môi trường dựa vào cộng đồng hoặc mô hình sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu...

Mô hình gắn với xây dựng, phát triển tổ chức Hội

Qua rà soát tại 63 tỉnh/thành cho thấy, trong nhiệm kỳ 2022-2027 đã có tổng số 8.200 chức sắc, chức việc, nữ tín đồ các tôn giáo tham gia BCH Hội LHPN các cấp (trong đó cấp tỉnh 69 ủy viên, cấp huyện 471 ủy viên, cấp cơ sở 7.660 ủy viên).

Các ủy viên BCH Hội LHPN các cấp là chức sắc tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền gắn việc đạo với việc đời, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khơi gợi lòng yêu nước để tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tuyên truyền, đưa tin phản ánh những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, những gương tập thể tiêu biểu, các cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực.

Nhiều gương tập thể, cá nhân tiêu biểu như: Điển hình tiêu biểu là Sư cô Thích nữ Minh Ngọc - Trụ trì chùa Liên Hoa, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội LHPN TP. Sa Đéc, thuộc mô hình "CLB Phụ nữ Phật giáo", Ni sư Thích Đàm Huề, Trụ trì chùa Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, Chủ nhiệm CLB Nữ chức sắc Phật giáo Hội LHPN tỉnh Hà Nam.

Với đạo Công giáo, đã có 10 Nữ tu tích cực tham gia vào UV BCH Hội LHPN các cấp tại 6 tỉnh/thành (Lâm Đồng, Bình Định, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận…).

5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo- Ảnh 2.
5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo- Ảnh 3.
5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo- Ảnh 4.
5 mô hình đặc thù trong thu hút, vận động tập hợp hội viên vùng tôn giáo- Ảnh 5.

Đại diện Lãnh đạo TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức các hoạt động gặp mặt, giao lưu, động viên, khen thưởng các nữ chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Cao đài…) tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động phối hợp với tổ chức Hội và tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Hà Nội, 2023).

Bên cạnh đó, các mô hình thu hút, tập hợp hội viên, phụ nữ tôn giáo đã góp phần củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Hội. Điển hình, tại Nghệ An với mô hình "Tập hợp thu hút hội viên vùng giáo tham gia sinh hoạt hội" tại Hưng Nguyên); "Xây dựng chi Hội vùng giáo vững mạnh toàn diện" tại giáo xứ Nhân Hòa (huyện Nghi Lộc), Mô hình "Nghe hội viên nói - Nói hội viên hiểu" (huyện Quỳnh Lưu), mô hình "Tín Chúa yêu nước" (P. Quang Trung, Quận Đống Đa, TP Hà Nội) các thành viên mô hình đã tích cực trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ, gia đình giáo dân trên địa bàn phường chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; Hội phụ nữ xã Mông Sơn (huyện Yên Bình, Yên Bái) đã bám sát tình hình thực tế, tổ chức hoạt động, buổi sinh hoạt không trùng lặp ngày lễ trọng của tôn giáo; lồng ghép triển khai công tác Hội tại các buổi sinh hoạt Ca đoàn, sinh hoạt Giới hiền mẫu của các Giáo họ… góp phần gắn kết được hoạt động Hội với các vấn đề thiết thân trong đời sống của phụ nữ tôn giáo, khích lệ chị em tham gia vào tổ chức Hội, góp phần ổn định an ninh - chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng vững mạnh...

Thời gian tới Hội LHPN các cấp cần tiếp tục căn cứ tình hình thực tế của địa phương, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong triển khai xây dựng các mô hình thu hút, tập hợp hội viên phụ nữ DTTG sát thực, cụ thể, phù hợp với từng thời điểm, địa bàn trọng điểm…

Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, ban/ngành, đoàn thể trong xây dựng các chương trình, kế hoạch, nguồn lực cho công tác vận động phụ nữ tôn giáo và xây dựng mô hình;

Trong triển khai thực hiện, cần tiếp tục đa dạng hóa các loại hình của mô hình, trong đó có mô hình gắn với công tác tuyên truyền, vận động; cần chú trọng biên soạn tài liệu phù hợp từng nhóm đối tượng, thành phần, sở thích, lứa tuổi, trình độ; tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực, tiếp xúc, đối thoại đi sâu tiếp cận đối tượng phụ nữ theo tín ngưỡng, tôn giáo mới; Chú trọng công tác vận động cá biệt, làm gương…; Chú trọng các mô hình phù hợp, gắn với nhu cầu thiết thân (nâng cao đời sống kinh tế, sức khỏe thể chất/tinh thần, đời sống gia đình… gắn với giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của tôn giáo…).

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn