Ấn Độ: Nhiều phụ nữ Hồi giáo chọn “khula” - quyền “ly hôn tức thì”

18/09/2022 09:32
Ảnh minh họa: AP

Ảnh minh họa: AP

Dữ liệu cho thấy hầu hết các trường hợp ly hôn đều được đệ trình thông qua “khula” và ngày càng nhiều phụ nữ lựa chọn kết thúc hôn nhân thông qua “khula”.

Trong luật Hồi giáo, talaqkhula lần lượt là hai thuật ngữ chỉ việc ly hôn của nam và nữ. Một người đàn ông có thể ly hôn vợ thông qua talaq (gồm ba lần talaq talaq-e-hassan) trong khi một phụ nữ có thể ly hôn chồng thông qua khula.

Theo tờ Hindu, dữ liệu từ tòa Hồi giáo Darul Qaza cho thấy hầu hết các trường hợp ly hôn được đệ trình đều theo thủ tục khula - quyền bất khả xâm phạm của người phụ nữ được ly hôn ngay lập tức bằng cách trả lại sính lễ cầu hôn ban đầu.

Khula không được biết đến rộng rãi như ba lần talaq - thủ tục cho phép người chồng ly dị vợ tức thì chỉ bằng cách nói hoặc viết từ "talaq" (từ có nghĩa là "ly hôn") ba lần dưới mọi hình thức, bao gồm cả email hay tin nhắn văn bản, nhưng đã bị Tòa án tối cao bãi bỏ vào năm 2017.

Ngoài ba lần talaq, đàn ông Hồi giáo cũng có thể ly hôn qua talaq-e-hassan - người đàn ông nói "talaq" ba lần trong thời gian ba tháng. Điều này có nghĩa là nếu một người đàn ông Hồi giáo nói "talaq" mỗi tháng một lần trong ba tháng liên tiếp, cuộc hôn nhân sẽ kết thúc.

Ấn Độ: Nhiều phụ nữ Hồi giáo chọn “khula” - quyền “ly hôn tức thì” - Ảnh 1.

Phụ nữ Hồi giáo tạo dáng với cử chỉ tay để ăn mừng việc thông qua luật cấm ba lần talaq, hay còn gọi là "ly hôn ngay lập tức". Ảnh: AFP/Getty Images

Dữ liệu có sẵn tại các trung tâm trọng tài Hồi giáo hoặc tòa Darul Qaza của Imarat-e-Shariah (một tổ chức tôn giáo - xã hội Hồi giáo) cho thấy hầu hết các trường hợp ly hôn đều được đệ trình thông qua thủ tục khula và ngày càng nhiều phụ nữ lựa chọn kết thúc hôn nhân thông qua khula.

Không giống như talaq, khula là thủ tục ly hôn được yêu cầu bởi người phụ nữ và được tiến hành qua việc trả lại sính lễ đám cưới. Khula có thể được thực hiện qua lời nói hoặc thông qua một tài liệu gọi là "Khhulnama" và có hiệu lực ngay lập tức.

Trong khi thủ tục ly hôn ba lần talaq đã bị cấm, rất ít trường hợp phụ nữ đến các trung tâm trọng tài Hồi giáo khiếu nại về các vụ ly hôn talaq-e-hassan hay mubarat - ly hôn với sự đồng thuận của hai bên theo luật Hồi giáo.

"Trong năm Hồi giáo vừa rồi, tương ứng với năm 2021-2022, chúng tôi giải quyết 572 trường hợp ly hôn. Hầu hết tất cả các trường hợp đều là khula, chỉ có một số ít trường hợp mubarat và không có trường hợp ba lần talaq nào cả", Anzar Alam Qasmi, người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề về hôn nhân và ly hôn tại tổ chức Imarat-e-Shariah ở Patna, bang Bihar (Ấn Độ) nói với Hindu.

Ấn Độ: Nhiều phụ nữ Hồi giáo chọn “khula” - quyền “ly hôn tức thì” - Ảnh 2.

Phụ nữ Hồi giáo Ấn Độ tham gia một cuộc biểu tình phản đối thủ tục ly hôn ba lần talaq ở bang Ahmedabad. Ảnh: AFP/Getty Images

Dữ liệu từ tất cả các trung tâm Imarat Shariah ở bang Bihar và bang Jharkhand (miền Đông Ấn Độ) cho thấy một bức tranh toàn cảnh hơn. Vào năm 2020-2021, tương ứng với lịch Hồi giáo năm 1443, có gần 5.000 trường hợp khula ở tất cả các tòa Darul Qazas. Dữ liệu cho thấy xu hướng tương tự tăng ở Delhi và Mumbai.

"Từ năm 2019 đến năm 2021, có 300 trường hợp khula tại tòa Darul Qaza trên đường Mira (một vùng ngoại ô ở phía Tây của Mumbai). Ở thành phố Mumbai, có 900 trường hợp khula trong những năm gần đây. Có năm tòa Darul Qaza ở Mumbai và hàng năm có 300 vụ ly hôn khula được giải quyết tại các trung tâm này", Azimuddin Sayed, chủ tịch Darul Qaza, cho biết.

Madrasa Islamia Arabia ở quận Muzaffarnagar chưa bao giờ tiếp nhận các trường hợp khula cho đến năm 2017, nhưng hiện nhận được 3/4 các trường hợp ly hôn như thế này mỗi tháng. Số liệu tương đương cũng được tổ chức phi lợi nhuận Riyazul Uloom báo cáo gần đây. Ông Azimuddin cho biết hầu hết các trường hợp đều là liên hệ trực tuyến. Ngoài ra, gần như mọi trường hợp khula diễn ra trong hai năm đầu tiên hôn nhân và hiếm khi gặp khula sau 5 năm kết hôn.

"Hơn một nửa số trường hợp kết thúc theo cách hòa giải với các bên lựa chọn hòa giải hơn là ly hôn. Khi một phụ nữ lần đầu tiên nộp đơn khula, chúng tôi trước tiên sẽ khuyên cô ấy. Nếu người phụ nữ vẫn kiên quyết, chúng tôi sẽ nói chuyện với người chồng", ông Qasmi nói.

"Tòa án tối cao Kerala đã ban cho phụ nữ Hồi giáo quyền ly hôn theo khula thông qua các biện pháp ngoài tư pháp vào năm 2021, và các trung tâm Darul Qaza đã trở nên quan trọng hơn kể từ đó", ông nói thêm.

Trên khắp đất nước, tòa Darul Qaza cung cấp các phương pháp hiệu quả và kịp thời để chấm dứt những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. "Nhiều trường hợp khula được giải quyết trong vòng một hoặc hai giờ. 70% các trường hợp được giải quyết trong hai tháng. Chỉ một số ít mất sáu tháng hoặc lâu hơn, khi người đàn ông không phản hồi các thông báo được gửi", ông Qasmi nói.

Tuy nhiên, một số thẩm phán khẳng định rằng chỉ có thể ly hôn khula khi có sự đồng ý của người chồng. Họ cho rằng người chồng không hẳn cũng đồng ý ly hôn khi nó được yêu cầu từ người vợ. "Họ nhấn mạnh vào quyền của người đàn ông ngay cả trong khula - thủ tục ly hôn do phụ nữ yêu cầu. Với họ, khula không thể hoàn thành nếu người đàn ông không đồng ý. Nó đi ngược lại với mục đích của khula và khiến phụ nữ không thể tìm ra lối thoát nếu sống trong một cuộc hôn nhân lạm dụng. Hadith (kinh sách) cho phép người phụ nữ có quyền hạn cụ thể để chấm dứt một cuộc hôn nhân không hạnh phúc", Uzma Nahid, cựu thành viên của Ban cá nhân Hồi giáo toàn Ấn Độ, nói.

Nguồn: The Hindu, Business Standard

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.