Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Sán Dìu

23/09/2023 09:32

Người Sán Dìu là một trong những dân tộc ít người sinh sống lâu đời trong cộng đồng 11 dân tộc anh em và quần cư chủ yếu ở các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, vùng ven thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên.

Nghệ thuật dân gian của người Sán Dìu rất phong phú, việc dùng thơ ca trong sinh hoạt hát đối nam nữ rất phổ biến. Tiêu biểu là hát Soọng cô (giao duyên).

Ngoài ra, còn có hát đám cưới, lễ ca, hát ru, kể chuyện, thơ. Về múa có múa dâng đèn, múa tầm xích, múa nhảy trừ ma… là những điệu múa thường dùng trong nghi lễ thờ, cúng. Các điệu múa khác như múa sư tử, múa gậy thì thường sử dụng trong các ngày hội. Về nhạc cụ có tù và, kèn, trống, sáo, thanh la, não bạt chủ yếu để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Nhiều trò chơi của dân tộc được đồng bào ưa thích là: đi cà kheo, đánh khăng, đánh cầu lông kiểu Sán Dìu, kéo co…

Bên cạnh Thơ ca dân gian, hát đối nam nữ, người ta còn nhắc đến một loại nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là tranh Thờ của người Sán Dìu- đây là dòng tranh phục vụ tín ngưỡng tâm linh.

Tranh thờ là nghệ thuật dân gian quý báu được người Sán Dìu lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày nay. Màu sắc trong tranh thờ của người Sán Dìu được vẽ theo ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương ứng với màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn