Báu vật của người Brâu nơi ngã 3 biên giới

03/10/2022 11:11

Trong quan niệm của người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là thần linh, là tổ tiên, là báu vật vô cùng quý giá. Đối với người Brâu, Chiêng Tha là báu vật vô cùng quý giá

Brâu là một trong hai dân tộc thiểu số ít người nhất ở Việt Nam hiện nay. Ở Kon Tum, dân tộc này hiện có 173 hộ sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum - vùng đất mà con gà gáy ba nước cùng nghe (Việt Nam-Lào-Campuchia).

Vật thiêng của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 1.

Ngã 3 biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia .

Người Brâu  nơi đây có những nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng và các loại đàn khèn sáo...được chế tác từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: Đá, tre, nứa hay từ những hợp kim như gang, đồng.... Trong số những nhạc cụ này có bộ Chiêng Tha được coi là báu vật của người Brâu.

Trong quan niệm của người Brâu, Chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là thần linh, là tổ tiên của họ. Vì vậy trong ngôn ngữ người Brâu không có từ đánh Chiêng Tha mà là mời Tha nói (goong Tha pơi). Và chỉ những người đàn ông mới được đánh Chiêng Tha.

Mô hình diễn tấu Chiêng Tha của người Brâu tại Bảo tàng Kon Tum


Một bộ Chiêng Tha của người Brâu chỉ gồm 2 chiếc, nhưng theo nếp cổ truyền xưa thì giá trị của nó phải bằng vài chục con trâu. Không như cồng chiêng của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Chiêng Tha của dân tộc Brâu chỉ có 2 chiếc, chiêng nhỏ gọi là chiêng vợ (chuar), chiêng lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng). Cả hai đều không có núm. Khi diễn tấu, người dân thường treo chiêng theo hướng úp vào nhau. Người đánh dùi cái thúc âm ở mặt chiêng, còn người đánh dùi đực thúc dùi vào lòng chiêng. Chiêng Tha có khả năng trình diễn độc lập, nhưng cũng có thể kết hợp cùng nhiều loại nhạc khí khác, kể cả giọng hát của con người hoà lên bản hoà tấu mang âm hưởng núi rừng.

Vật thiêng của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 4.

Ông Thao Lợi nhận nhiệm vụ trông, coi nhà rông và bảo quản giữ gìn các nhạc cụ truyền thống, trong đó có bộ Chiêng Tha

Vật thiêng của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 5.

Ông Thao Lợi phải thường xuyên lau, chùi chăm sóc bộ cồng, chiêng được trưng trên nhà rông

Từ nhà rông đi dọc vào trong, những ngôi nhà của các hộ dân tộc Brâu nằm san sát nhau . Ngồi trước căn nhà láng ximăng, lợp tôn, cả dãy thẳng tắp như nhà mặt phố của chương trình định canh định cư. 

Vật thiêng của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 6.

Những người già ở làng vẫn còn giữ được những nét truyền thống xưa. Lớp người già và trung niên ở làng Đăk Mế ai cũng xâu tai và đeo đủ các loại khuyên trang sức, miệng ngậm tẩu thuốc

Báu vật của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 7.

Báu vật của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 8.

Thời con gái, theo truyền thống của người Brâu, thường căng tai bằng ngà voi, cưa răng cửa để làm đẹp và thể hiện sự giàu có. "Bây giờ, chỉ những người già như mình mới còn căng tai thôi" - các cụ già trong làng chia sẻ .

Báu vật của người Brâu, nơi ngã 3 biên giới . - Ảnh 9.

Các em nhỏ dân tộc Brâu tươi vui trong trang phục truyền thống của dân tộc mình

 Làng Đăk Mế của Bờ Y bây giờ đang nằm gần cửa khẩu nối bắc Tây Nguyên với Lào. Cộng đồng Brâu bé nhỏ ở Đăk Mế đang dần hội nhập với cuộc sống hiện đại. Những lớp người già  rồi sẽ ra người thiên cổ. Tất cả những bản sắc đặc thù và văn hóa phi vật thể của dân tộc này không chừng rồi sẽ bị chôn vùi vào lòng đất khi mà hiện tại chưa có chính sách hay kinh phí để lưu giữ bảo tồn một cách có hệ thống.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn