Các vấn đề giới trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động của người dân tộc thiểu số

09/08/2021 06:00
Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) bất lợi hơn nam giới DTTS trong tiếp cận tín dụng chính thức để phát triển sinh kế, hoạt động sản xuất-kinh doanh-dịch vụ Một nghiên cứu về năng lực tài chính của phụ nữ ở 27 nước cho thấy, Việt Nam đang được xếp ở nhóm cuối bảng (thứ 25 trên 27 nước).

1.1. Vấn đề giới trong tiếp cận cơ hội kinh tế của người dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS bất lợi hơn nam giới DTTS trong tiếp cận tín dụng chính thức để phát triển sinh kế, hoạt động sản xuất-kinh doanh-dịch vụ Một nghiên cứu về năng lực tài chính của phụ nữ ở 27 nước cho thấy, Việt Nam đang được xếp ở nhóm cuối bảng (thứ 25 trên 27 nước).

Trong thời gian qua, nhiều nguồn vốn ưu đãi đã được giành cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN để hỗ trợ phát triển sản xuất và xóa đói giảm nghèo. Kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 cho thấy, mặc dù phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất-kinh doanh-dịch vụ các sản phẩm truyền thống ở vùng DTTS&MN, tuy nhiên, tỷ lệ hộ DTTS do phụ nữ làm chủ hộ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2019 chỉ đạt 15,8%, thấp hơn gần 5 điểm phần trăm so với tỷ lệ tương ứng của hộ gia đình DTTS do nam giới là chủ hộ là 20,7%.

Giá trị khoản vay của hộ DTTS do phụ nữ làm chủ hộ thấp hơn so với hộ gia đình DTTS do nam giới là chủ hộ; đồng thời thấp hơn đáng kể so với mức cho vay tối đa của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các vấn đề giới trong tiếp cận các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động của người dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân: (i) Các cơ sở/hộ sản xuất-kinh doanh-dịch vụ (SX-KD-DV) do nữ làm chủ hộ có quy mô nhỏ nên chưa có nhu cầu vay các khoản vốn lớn; (ii) năng lực của các nữ chủ hộ DTTS về lập hồ sơ vay vốn, phương án sản xuất-kinh doanh còn hạn chế nên chưa tiếp cận được những khoản vay với giá trị lớn; (iii) các cơ sở, hộ SX-KD-DV nhỏ, không có đầy đủ sổ sách, chứng từ giao dịch và báo cáo tài chính nên không đáp ứng điều kiện vay vốn không cần bảo đảm tiền vay. Các nhóm nữ DTTS yếu thế nhất thường ít được hưởng lợi từ các thể chế tài chính vi mô do tỷ lệ thành công thấp hơn và khả năng tiếp tục duy trì các tổ nhóm tiết kiệm và tín dụng sau khi các dự án hỗ trợ kết thúc cũng thấp hơn.

Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc với 54 nhóm dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 53 nhóm dân tộc thiểu số. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với 14,12 triệu người, chiếm 14,7% tổng dân số cả nước.

Vùng DTTS&MN có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái; tuy nhiên vùng DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất với tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều lần so với bình quân chung cả nước. Khoảng cách giới trong các nhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dân tộc Kinh vẫn tồn tại dai dẳng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt về địa vị kinh tế, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và tham gia các hoạt động chính trị-xã hội-đoàn thể.

Trong cộng đồng người DTTS, phụ nữ và trẻ em gái thường là những đối tượng thiệt thòi hơn về khả năng tiếp cận các cơ hội, các nguồn lực, do các chuẩn mực xã hội áp đặt vị trí thấp kém hơn cho họ, giới hạn họ ở các hoạt động sinh con và sản xuất hộ gia đình. Sự đan xen của nhiều hình thức phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính và dân tộc có ảnh hưởng phổ biến nhất.

Trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, với nguyên tắc "Không bỏ ai ở lại phía sau" thì những vấn đề DTTS và thúc đẩy bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở vùng DTTS&MN càng cần được quan tâm đặc biệt.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

(còn nữa)

Nguồn: Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.