Chế độ ăn uống của các tôn giáo trên thế giới

Nhiều tiêu chuẩn ăn kiêng ngày nay không chỉ được định hình bởi văn hóa mà còn bởi niềm tin tôn giáo. Trên khắp thế giới, mọi người lựa chọn ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm dựa trên những niềm tin này. Sau đây là 7 chế độ ăn kiêng từ các tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới.

Cơ đốc giáo

Với các giáo phái Cơ đốc khác nhau, quy tắc và việc kiêng ăn các loại thực phẩm cũng khác nhau. Nhiều nhóm giáo phái thậm chí không có chế độ ăn kiêng.

Trong thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo, mọi người tránh ăn thịt và các sản phẩm từ sữa ở một số thời điểm nhất định trong năm, nhưng ngày nay, chế độ ăn kiêng nổi tiếng và linh thiêng nhất là ăn bánh mì và uống rượu vang, đôi khi được thay thế bằng nước ép nho trong Tiệc thánh đối với đạo Tin lành hay Bí tích Thánh Thể với Công giáo.

Trong Mùa Chay, không được phép ăn thịt vào các ngày thứ Sáu. Trong Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Tư Lễ Tro, các tín đồ theo đạo cũng phải ăn chay và kiêng thịt.

Do Thái giáo

Chế độ ăn uống của các tôn giáo trên thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong Do Thái giáo, thực phẩm được chia thành hai nhóm: kosher - được phép ăn và và treif - bị cấm.

Theo kinh thánh Torah, người Do Thái chỉ được ăn những động vật nhai lại và có móng chẻ. Bốn loài động vật bị cấm dùng làm thức ăn là thỏ rừng, lạc đà, động vật bộ đa man (gồm những loài động vật có vú ăn thực vật nhỏ) và lợn. Bên cạnh đó còn có côn trùng và bò sát. Những động vật được phép ăn cũng phải được giết mổ theo một quy trình cụ thể mới được chấp nhận, từ chăn nuôi, giết mổ đến chuẩn bị, đóng gói thành phẩm.

Ngoài ra, thịt và các sản phẩm từ sữa không được ăn cùng nhau và phải để riêng. Tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đều là kosher, ngoại trừ rượu vang và các sản phẩm nho khác do chúng không phải do người Do Thái sản xuất.

Hồi giáo

Tương tự như Do Thái giáo, Hồi giáo cũng có những loại thực phẩm được ăn và không được ăn. Các cách gọi tương ứng của chúng là halal và haram.

Kinh Qur'an cấm ăn các loại thịt của động vật chết vì nguyên nhân tự nhiên, cấm uống máu và ăn thịt lợn cũng như cấm ăn động vật được dâng cho thần linh hoặc bất kỳ ai khác ngoài Allah (Thượng đế trong Hồi giáo). Theo quan niệm của người Hồi giáo, lợn là loài vật ô uế. Người đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn không phải vì chúng được tôn thờ mà là do chúng là thực phẩm bẩn, không sạch.

Tất cả các loại thịt phải được chế biến đúng cách để có thể trở thành halal. Con vật không được đau đớn, và không được nhìn thấy lưỡi dao trong quá trình này. Ngoài ra, tất cả đồ uống gây say xỉn đều bị cấm theo luật ăn kiêng Hồi giáo.

Ấn Độ giáo (Hindu giáo)

Chế độ ăn uống trong Ấn Độ giáo không quá nghiêm ngặt như Do Thái hoặc Hồi giáo.

Các kinh Hindu cổ xưa không cấm ăn loại thức ăn nào, nhưng khuyến khích không bạo lực với động vật. Văn bản Hindu cổ nhất - kinh Rig Veda, thường lên án việc ăn thịt. Do đó, nhiều người theo đạo Hindu thích ăn chay hoặc ăn thuần chay và chuộng các phương pháp chế biến thực phẩm không gây hại cho động vật hoặc môi trường.

Những người theo đạo Hindu ăn thịt thường theo phương pháp giết mổ Jhatka, tức là con vật bị giết ngay lập tức chỉ trong một đòn tấn công thay vì phải chịu đau đớn.

Ghee - một loại bơ đã được làm sạch đặc biệt quan trọng đối với truyền thống Ấn Độ giáo. Trong văn hóa Hindu, bò là loài vật linh thiêng, và bơ là chất béo động vật duy nhất mà nhiều người theo đạo Hindu được ăn. Ghee được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, dùng để đốt những ngọn đèn thiêng.

Đạo giáo

Chế độ ăn uống của các tôn giáo trên thế giới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Đạo giáo là một hệ thống tín ngưỡng phiếm thần, có tên gọi xuất phát từ chữ "Tao", có nghĩa là "con đường" trong tiếng Trung Quốc.

Đạo giáo không được định nghĩa bởi bất kỳ nghi lễ hay trật tự xã hội cụ thể nào. Nó bao gồm các thực hành hướng con người đến lối sống phù hợp, và một trong số đó là giúp duy trì tuổi thọ lâu dài. Điều này gồm một chế độ ăn uống lành mạnh, thường dưới hình thức ăn chay. Mặc dù Đạo giáo không có luật ăn kiêng nghiêm ngặt, người theo Đạo giáo được khuyến khích ăn thức ăn không gây hại cho đời sống chúng sinh, kể cả động vật.

Mặt khác, Đạo giáo chỉ đơn giản là khuyến khích các tín đồ tìm thực phẩm lành mạnh nhất để ăn, và chú ý đến nhu cầu thay đổi của cơ thể. Điều độ, dinh dưỡng và cân bằng là chìa khóa để kéo dài tuổi thọ và sức khỏe. Mì có ý nghĩa đặc biệt đối với người theo Đạo giáo, chúng tượng trưng cho tuổi thọ và thường được ăn trong đêm giao thừa.

Phật giáo

Các Phật tử coi mọi sự sống là thiêng liêng, và đó là lý do của việc ăn chay. Trong một số truyền thống Phật giáo, ngũ vị gồm 5 loại gia vị là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ (thực vật có mùi hôi) bị cấm ăn. Lý do là vì đặc tính của những thứ này chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục.

Rượu và các chất làm thay đổi tâm trí cũng không được sử dụng vì chúng có khuynh hướng làm vẩn đục tâm trí và cản trở chánh niệm. Ngoài ra, các tăng ni theo Phật giáo Theravadan chỉ được phép ăn uống thông qua việc khất thực - xin thức ăn từ người khác. Họ không được phép trồng trọt, nấu nướng hoặc tích trữ thực phẩm riêng.

Kỳ Na giáo

Kỳ Na giáo có lẽ có là tôn giáo có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Những người theo Kỳ Na giáo tuân theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt và không ăn bất cứ thứ gì có liên quan đến bạo lực. Họ tránh gây hại cho những loài vật nhỏ nhất như côn trùng, đồng thời đảm bảo rằng côn trùng hoặc các thực thể nhỏ khác không bị giết hại khi chế biến thức ăn.

Tín đồ Kỳ Na giáo cũng có chủ trương không ăn sau khi mặt trời lặn. Điều này là do trước khi phát minh ra điện, rất khó để nhìn thấy thức ăn đang ăn, vì vậy xác suất vô tình ăn phải côn trùng cao hơn.

Kỳ Na giáo thường tránh ăn các loại rau củ như khoai tây, hành tây và các loại củ, vì khi thu hoạch những loại này sẽ chết. Họ thậm chí còn không ăn thực phẩm để qua đêm, vì số lượng vi sinh vật sẽ nhiều hơn. Việc tránh không làm hại vi sinh vật cũng khiến người Kỳ Na không dùng các loại thức ăn và đồ uống lên men.

Nguồn: www.beliefnet.com

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.