Chuyện ở điểm trường mầm non sát biên giới Việt - Lào

24/05/2021 10:20
Cô và trò điểm trường Mầm non Hòa Xuân

Cô và trò điểm trường Mầm non Hòa Xuân

Keng Đu là xã biên giới của huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Bản Huồi Xu (còn gọi là Hòa Xuân) là bản xa nhất của Keng Đu, nơi chỉ cần đi qua dòng sông Nậm Nơn là đến nước Lào. Hàng chục năm qua, những cô giáo vẫn kiên trì bám bản, giúp những em nhỏ nơi đây đến gần hơn với cái chữ.

Từ thành phố Vinh (Nghệ An) đi gần 1 ngày trời, vượt qua chặng đường dài gần 400km và khoảng 15km cuối là chặng đường băng rừng, vượt suối với hàng chục con dốc dựng đứng đá cuội, cheo leo giữa một bên là lưng chừng núi, một bên là dòng sông Nậm Nơn, chúng tôi đến bản Huồi Xu khi trời đã nhá nhem tối. Dưới chân đỉnh Huồi Xác, những mái nhà lợp fibro xi măng dường như đã trải qua nhiều tháng năm mưa gió.

Bản Hòa Xuân có 48 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu, 100% bà con ở bản Hòa Xuân là người Khơ Mú. Trưởng bản Hòa Xuân Lương Văn Doọc chia sẻ: "Bà con ở đây khó khăn lắm. Bà con học ít, trình độ dân trí thấp, đời sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thi thoảng xuống sông Nậm Nơn đánh cá, bắt tôm. Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nắng kéo thì nhiều nhà mất mùa, đói kém".

Ở đây, người ta phải lo cho cái ăn, cái mặc cũng đủ vất vả rồi nên dường như sự quan tâm dành cho những đứa trẻ cũng không có nhiều. Theo báo cáo của UBND xã Keng Đu, tại bản Hòa Xuân, học sinh cấp 1 và mầm non có khoảng 55 em; trong đó bậc mầm non dao động từ 23 đến 25 em. 

Chuyện ở điểm trường mầm non sát biên giới Việt - Lào - Ảnh 1.

Học sinh điểm trường Mầm non Hòa Xuân

"Điểm trường Mầm non Hòa Xuân là điểm lẻ thuộc Trường Mầm non Keng Đu, lớp học của điểm trường là lớp ghép 3 đến 5 tuổi. Các cháu ở đây 100% là người Khơ Mú. Tại điểm trường này, chúng tôi có một cô giáo vừa dạy học vừa nấu ăn cho học sinh", cô Trần Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Keng Đu, vừa nói vừa chỉ tay về khu vực bếp ăn, vừa là nơi nấu ăn vừa là nơi cô Xeo Thị Tâm kê giường ngủ mỗi tối.

Khó khăn của cô giáo "cắm" bản không chỉ dừng ở đó. Để các em học sinh ở đây được đi học, cô giáo phải đến từng nhà vận động vì nhiều gia đình cứ thích là cho con em… nghỉ học nên có nhiều hôm sĩ số học sinh vắng gần một nửa. Trưởng bản Lương Văn Doọc chia sẻ: "Cô giáo "cắm" bản khổ lắm. Hôm nay các chú vào may mắn là trời nắng chứ nhiều hôm trời mưa, các cô bị ngã xe máy, xây xước hết mặt mũi. Có lần, cô giáo còn phải lội qua suối nước cao ngang lưng quần, suýt bị nước cuốn đó chú à. Cô giáo còn phải đến từng nhà để vận động bà con đưa các cháu đến lớp, mà có phải hôm nào cũng gặp người ở nhà đâu. Lớp học đang bị xuống cấp, tôi chỉ mong điểm trường được sữa chữa lại khang trang, sạch sẽ hơn để cô và trò có chỗ học, chỗ chơi".

Chúng tôi chia tay các cháu và người dân bản Hòa Xuân mà trong lòng còn nhiều trăn trở. Nghĩ về quãng đường trở ra chúng tôi càng thêm thương và cảm phục các cô giáo "cắm" bản, cũng như bà con nơi đây. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.