Đa dạng các mô hình sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Lương

27/08/2023 09:32
Mô hình sản xuất cốm của gia đình chị Trần Thị Thu đang ngày một phát triển và mở rộng

Mô hình sản xuất cốm của gia đình chị Trần Thị Thu đang ngày một phát triển và mở rộng

Tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến tích cực, sinh kế của đồng bào DTTS ngày càng đa dạng, phong phú.

Cơm cháy làm từ gạo nếp vải Ôn Lương

Quyết tâm làm giàu từ mô hình sản xuất cơm cháy, chị Nguyễn Xuân Huế, người dân tộc Tày ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện sản xuất theo chuỗi liên kết. Trước đây, gia đình chị sản xuất nhỏ lẻ trên diện tích nhà ở chỉ có 200m2 với số vốn ban đầu 10 triệu đồng.

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Xuân Huế, dân tộc Tày ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, đã thực hiện sản xuất theo chuỗi liên kết

Qua thời gian, chị Huế nhận thấy nếu sản xuất nhỏ lẻ thì chỉ có thể làm thủ công với số lượng nhỏ. Muốn có sản phẩm tốt và số lượng lớn thì phải kết hợp với máy móc sản xuất. Hướng đi mới của chị là đầu tư trang thiết bị như máy sấy, tủ hấp và máy ép khuôn để nâng chất lượng và số lượng, hướng đến sản phẩm có thương hiệu.

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 2.

Sản phẩm cơm cháy của chị Huế đạt giải Nhì cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Chính vì vậy, chị đã mạnh dạn tham gia chương trình "Phụ nữ khởi nghiệp" của tỉnh Thái Nguyên. Sau chương trình này, chị đã được hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng đầu tư sản xuất kinh doanh. Có công nghệ sản xuất hiện đại, mỗi ngày, chị Huế làm được 50 khay sản phẩm, bán ra khoảng 1,5 triệu đồng.

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 3.

Có công nghệ sản xuất hiện đại, mỗi ngày, chị Huế làm được 50 khay sản phẩm

Chị còn được đi tập huấn và tham quan các mô hình khác ở trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm để phát triển, mở rộng mô hình. Cơm cháy mà chị Huế sản xuất đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Thái Nguyên.

Nhờ mạnh dạn vươn lên làm kinh tế và quyết định thay đổi mô hình từ nhỏ lẻ sang sản xuất dây chuyền, chị Huế đã thành công đưa sản phẩm cơm cháy làm từ gạo nếp vải Ôn Lương ra thị trường. Mô hình không chỉ mang lại cho gia đình chị thu nhập cao mà còn góp phần vào an sinh, xã hội tại vùng đồng bào DTTS huyện Phú Lương.

Sản xuất 200kg cốm mỗi ngày

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 4.

Bình quân vào vụ cốm gia đình chị Thu sản xuất được 200kg cốm mỗi ngày

Cũng như gia đình chị Huế, mô hình sản xuất cốm của gia đình chị Trần Thị Thu (xã Ôn Lương) cũng đang ngày một phát triển và mở rộng. Với số vốn được hỗ trợ là 60 triệu đồng, chị Thu đã mạnh dạn đầu tư máy móc để chuyển đổi mô hình kinh tế.

Bình quân vào vụ cốm gia đình chị Thu sản xuất được 200kg cốm mỗi ngày. Cốm thành phẩm có giá bán 80-90 nghìn đồng/kg. Tuy số lượng chưa nhiều, nhưng đã cho thấy triển vọng phát triển mặt hàng này trong tương lai. Sản phẩm được nhiều người trong xã, huyện, tỉnh ưa chuộng.

Không chỉ những mô hình kinh tế hộ gia đình, mà hiện nay, huyện Phú Lương đã có nhiều mô hình kinh tế tập thể được hình thành tại vùng đồng bào DTTS. Các mô hình này đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, cũng như hỗ trợ người dân tìm đầu ra cho sản phẩm.

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 5.

HTX Nông sản Nếp vải Ôn Lương được thành lập năm 2020

Có thể kể đến, HTX Nông sản Nếp vải Ôn Lương được thành lập năm 2020 với 9 thành viên, trong đó chủ yếu là chị em người DTTS (chiếm 90%). Trong quá trình thành lập và phát triển HTX đã xác định phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp là mục tiêu quan trọng trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản có thế mạnh của xã, của huyện.

Hoạt động dịch vụ cho sản xuất, tiêu dùng được HTX quan tâm. Ví dụ như dịch vụ làm đất canh tác được cơ giới hóa khép kín từ khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch đã mang lại doanh thu mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng.

Sản phẩm gạo nếp Vải được nhiều người ưa chuộng

Hướng đi mới của HTX trong thời gian tới là đầu tư máy móc để sản xuất như máy sấy thóc, lọc gạo, máy đóng gói quy cách để bảo quản sản phẩm gạo. Đại diện HTX cũng mong muốn được tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, ứng dụng vào sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp ngành để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường.

(Bài 1) Phú Lương (Thái Nguyên): Nhiều “điểm sáng” từ chuyển đổi mô hình kinh tế - Ảnh 8.

Những sản phẩm của địa phương đã trở thành món quà quê được nhiều người yêu thích

Hiện nay, hệ thống chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS và miền núi khá đầy đủ và toàn diện, bao quát mọi mặt lĩnh vực đời sống, xã hội. Trong đó có nhiều chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tuy trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, chính quyền địa phương cùng các cấp, ngành cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ hơn để từng bước phát triển kinh tế - xã nội, nâng cao đời sống của đồng bào DTTS.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.