Đa dạng tôn giáo trong các nhóm múa lân ở Indonesia

16/10/2022 09:00
Đoàn Indolion-Muhammadiyah tạo dáng với lân được trang trí bằng thư pháp Ả Rập. Ảnh: Johannes Nugroho

Đoàn Indolion-Muhammadiyah tạo dáng với lân được trang trí bằng thư pháp Ả Rập. Ảnh: Johannes Nugroho

Năm 2012, múa lân ở Indonesia đã phát triển mạnh mẽ để những người ủng hộ loại hình nghệ thuật này kiến nghị Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia công nhận múa lân là một môn thể thao.

Citra Satria Ongkowijoyo, 35 tuổi, là người đồng sáng lập Ksatria, một đoàn múa lân sư rồng Indonesia-Trung Quốc. Tháng 10 này, Ksatria đến Úc để tham gia giải Múa Lân Sư Rồng Khu vực năm 2022 do Liên đoàn Thể thao Múa Sư tử Indonesia (FOBI) tổ chức.

Ksatria là một trong số hàng chục đoàn múa lân Trung Quốc xuất hiện trên khắp Indonesia sau sự sụp đổ của tổng thống Suharto năm 1998. Dưới thời cai trị 32 năm của Suharto, bản sắc và văn hóa Trung Quốc bị cấm, bao gồm cả nghệ thuật múa lân được biết đến ở địa phương với tên gọi barongsai.

Năm 2004 Ongkowijoyo cùng anh trai và hai người bạn đã thành lập Ksatria, hiện là một đoàn múa lân gồm 40 người. Năm 2014, Ongkowijoyo, người có công việc chính là kiến trúc sư, đã đến Úc học Tiến sĩ và định cư ở đó. Anh nói: "Chúng tôi là thế hệ thứ ba; những thành viên trẻ nhất của chúng tôi hầu hết là gen Z dưới 26 tuổi. Tôi và những người đồng sáng lập nhóm đã lùi về phía sau và chủ yếu đóng vai trò giám sát".

Ongkowijoyo cho biết những năm 2000 có ý nghĩa quan trọng đối với người Indonesia gốc Hoa sau khi chính phủ cho phép họ thể hiện "bản sắc" của mình. "Nhiều thanh niên Indonesia gốc Hoa như tôi rất hào hứng với việc học wushu và múa lân, điều mà chúng tôi chỉ được nghe cha mẹ nói", anh nói.

Đến năm 2012, múa lân ở Indonesia đã phát triển mạnh mẽ để những người ủng hộ loại hình nghệ thuật này kiến nghị Ủy ban Thể thao Quốc gia Indonesia công nhận múa lân là một môn thể thao. Năm 2013, múa lân đã đạt được sự công nhận đó.

Từng bị cấm, múa lân giờ đây đã được đón nhận rộng rãi ở Indonesia  - Ảnh 1.

Thành viên đoàn múa lân Ksatria. Ảnh: Johannes Nugroho

Biểu tượng của niềm tự hào 

Ngay cả khi vẫn là một biểu tượng của văn hóa Indonesia-Trung Quốc, múa lân ngày nay đã phát triển với sự thu hút rộng rãi và không còn bị chi phối bởi các đoàn múa lân người gốc Hoa.

Ongkowijoyo nói: "Khi tôi mới bắt đầu học múa lân, tất cả những người học cùng với tôi đều là người Hoa". Ksatria bắt đầu với tám thành viên, trong đó có một người không phải là người Hoa. Ngày nay, người Indonesia gốc Hoa chiếm 3/4 số thành viên của Ksatria.

Yoseph Christanto, người đã nghiên cứu các nhóm múa lân ở Surabaya (Indonesia) cho luận án của mình tại Đại học Petra Christian vào năm 2019, kết luận rằng người Indonesia gốc Hoa múa lân hiện là thiểu số. "Múa lân ngày xưa là một phương tiện cho các nghi lễ tôn giáo dân gian của Trung Quốc. Và giờ đây nó đã phát triển thành một môn thể thao cạnh tranh và quan trọng nhất là một hình thức giải trí công cộng", Christanto nói.

Từng bị cấm, múa lân giờ đây đã được đón nhận rộng rãi ở Indonesia  - Ảnh 2.

Một đội múa lân đến từ đền Kwan Sing Bio ở Tuban, Đông Java (Indonesia). Ảnh: Johannes Nugroho

Múa lân ở Indonesia cũng đã phát triển thành những hình thức mới, đại diện là đoàn múa lân Indolion-Muhammadiyah liên kết với Muhammadiyah, tổ chức Hồi giáo lớn thứ hai của Indonesia.

Hadi Gunawan Tjondronegoro, 36 tuổi, người sáng lập Indolion, đang thúc đẩy ranh giới của múa lân. Sau khi thành lập Indolion, Tjondronegoro tiếp cận trường trung học cơ sở Muhammadiyah ở Kapasan để đưa múa lân trở thành một hoạt động ngoại khóa.

Tjondronegoro cho biết anh nhận về khá nhiều quan ngại trong việc tiếp cận một trường học Hồi giáo để phổ biến múa lân – một loại hình nghệ thuật mang bản sắc Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng nhà trường đã tích hợp múa lân vào hệ thống của mình và nó trở thành "biểu tượng của niềm tự hào".

Indolion-Muhammadiyah cũng vượt qua các chuẩn mực văn hóa khi bắt đầu thành lập một đội múa lân Hồi giáo vào năm 2015. Đây là một đội múa lân mang đặc trưng Hồi giáo, trong đó những người chơi nhạc nữ đội khăn trùm đầu và các bức thư pháp Ả Rập được xuất hiện trên các con lân.

Đa dạng văn hóa và tôn giáo

Những truyền thống lâu đời vẫn còn tồn tại ở đoàn múa lân ở Ksatria. Mặc dù không liên kết với bất kỳ đền chùa Trung Quốc nào, các thành viên trong đoàn vẫn tiếp tục thực hiện các nghi lễ liên quan đến múa lân, như cầu nguyện trước khi tham gia các giải đấu. "Chúng tôi là một nhóm múa lân cởi mở. Trong khi khá nhiều thành viên của chúng tôi theo đạo Phật và đạo Khổng, chúng tôi cũng có những thành viên theo đạo Hồi và Thiên chúa".

Theo nhà nghiên cứu người Úc Charles Coppel, người chuyên về lịch sử Indonesia-Trung Quốc, gần một nửa người Indonesia gốc Hoa theo đạo Phật trong khi 27% theo đạo Tin lành. Người Công giáo La Mã chiếm 17%, còn những người theo đạo Khổng và Hồi giáo chiếm 4%.

Ongkowijoyo cũng thừa nhận những thách thức của một nhóm đa dạng về tôn giáo. "Rõ ràng, chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo không xuất hiện trong nhóm của chúng tôi. Chúng tôi vẫn thực hiện các nghi thức tại đền chùa và tất cả các thành viên dù theo các tín ngưỡng khác nhau đều tham gia ".

"Ban đầu cũng xảy ra vấn đề với gia đình của một số tín đồ theo đạo Thiên chúa do lo ngại việc con cái thực hiện các nghi lễ trong đền chùa, nhưng điều đó đã được giải quyết khi chúng tôi thuyết phục họ rằng chúng tôi không cố gắng cải đạo của bất kỳ ai", Ongkowijoyo nói.

Nguồn: SCMP

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn