Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên

28/11/2023 09:32
Lễ tạ ơn là phong tục truyền thống, giàu bản sắc, được gìn giữ và được truyền qua nhiều thế hệ.

Lễ tạ ơn là phong tục truyền thống, giàu bản sắc, được gìn giữ và được truyền qua nhiều thế hệ.

Đồng bào người dân tộc Thái (ngành Thái đen) sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên có một hệ thống các nghi lễ, lễ thức đặc sắc trong đời sống, mang tính nhận diện văn hóa rất cao. Lễ tạ ơn là một trong số những lễ thức đó.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 1.

Là nghi lễ bắt buộc, duy nhất một lần trong cuộc đời mà vợ chồng người con gái phải tổ chức ngay khi cha, mẹ vợ còn sống để cảm ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nên Lễ tạ ơn của người Thái đen thường được tổ chức rất hoành tráng, đôi khi còn to hơn cả một đám cưới.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 2.

Ngày 25/11, vợ chồng anh Vì Văn Cán (40 tuổi, quốc tịch Lào) và chị Lò Thị Toan (35 tuổi, trú tại xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ tại ơn bố mẹ vợ là ông Lò Văn Xong (64 tuổi) và bà Lò Thị Ơn (60 tuổi).

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 3.

Chị Lò Thị Toan chia sẻ, vợ chồng chị kết hôn nhiều năm nhưng đến thời điểm hiện tại, cuộc sống khá giả hơn trước nên vợ chồng chị mới tổ chức làm Lễ tạ ơn cho bố mẹ được. “Chúng tôi rất mừng vì dù tuổi đã cao nhưng bố mẹ tôi đều khỏe mạnh để dự Lễ tạ ơn của các con cháu”, chị Toan chia sẻ.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 4.

Để tạ ơn bố mẹ vợ, vợ chồng chị Toan mổ 1 con trâu và 1 con lợn để làm 60 mâm cỗ. Lễ tạ ơn không chỉ có sự góp mặt của những người họ hàng mà cả những người bạn, người thân thích với vợ chồng chị Toan cũng như gia đình ông Xong.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 5.

Một phần không thể thiếu trong Lễ tạ ơn của người Thái đen đó là thầy cúng sẽ làm nghi thức dâng lễ vật, tặng quà của vợ chồng người con gái cho bố mẹ. Tới giờ đẹp, thầy cúng và vợ chồng chị Toan mang lễ vật lên nhà, tặng cho bố mẹ. Sau đó thầy cúng làm lễ, đọc lời cúng bằng tiếng dân tộc Thái, mời gọi thần linh, tổ tiên về chứng kiến lễ tạ ơn, đồng thời cầu cúng cho gia đình có sức khỏe dồi dào, cha mẹ sống lâu trăm tuổi, con cái làm ăn thuận lợi, cuộc sống gia đình được đủ đầy, no ấm hơn.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 6.

Sau khi hoàn thiện các nghi thức của phần lễ, vợ chồng người con sẽ mời cơm những người họ hàng, bạn bè đến tham dự. Theo bà Lò Thị Ơn, quà đến mừng của khách trước kia có thể là đồ dùng còn mới nhưng hiện tại, khách đến đa số sẽ mừng tiền. Tiền mừng sẽ được bỏ vào một hộp trái tim để trước cổng đón khách.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 7.

Trong bữa tiệc, mọi người cùng nâng chén rượu để chúc mừng gia chủ đã tổ chức thành công Lễ tạ ơn cha mẹ; đồng thời chúc nhau sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi. Riêng những người thân trong gia đình ông Xong đi từng mâm cỗ để mời rượu và cảm ơn khách đã tới dự Lễ tạ ơn của gia đình.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 8.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 9.

Bên cạnh những mâm cơm được tổ chức dưới nhà sàn, theo phong tục của người Thái đen, nhà trên sẽ là những mâm cơm được bày biện để những người già trong họ và người nhà của chú rể và cô dâu dùng bữa. Tại đây, họ sẽ vừa ăn uống, vừa hỏi thăm sức khỏe và dành cho nhau những lời chúc sức khỏe, thành công.

Độc đáo “Lễ tạ ơn” của người dân tộc Thái đen ở Điện Biên- Ảnh 10.

“Gia đình tôi sinh được 5 người con, trong đó có 1 người con trai và 1 người con gái. Theo phong tục của người Thái đen, vợ chồng tôi sẽ được dự 4 Lễ tạ ơn do 4 người con gái tổ chức. Lễ tạ ơn lần này do người con gái thứ 2 của tôi tổ chức và là lần thứ 3 chúng tôi được tham dự. Hiện tại, vợ chồng tôi chỉ còn đợi người con gái út làm lễ nữa là sẽ có phước lớn”, ông Lò Văn Xong chia sẻ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn