Đưa nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trường học

Các học sinh dân tộc Thái, Khơ Mú thêu khăn piêu và hoa văn bằng chỉ màu trên vải truyền thống.

Các học sinh dân tộc Thái, Khơ Mú thêu khăn piêu và hoa văn bằng chỉ màu trên vải truyền thống.

Lồng ghép các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các môn học; tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh trao đổi học tập và cùng tham gia gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc là cách huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đang thực hiện.

Huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La là huyện vùng cao biên giới có 8 xã, với hơn 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm Mông, Khơ Mú, Thái, Lào. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, như ngôn ngữ, chữ viết, các lễ hội, nghề truyền thống, các trò chơi dân gian...

Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc cho thế hệ trẻ

Bà Tòng Thị Quyên, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sốp Cộp, cho biết: Đến nay, gần 90% số bản trong huyện có nhà văn hóa và được trang bị thiết chế văn hóa. Duy trì hoạt động của 178 đội văn nghệ các bản. Các lễ hội tổ chức theo nếp sống văn minh. Duy trì việc lồng ghép đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong các tiết học, hoạt động ngoại khóa của các trường học.

Đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong trường học  - Ảnh 1.

Trang phục của một số dân tộc trên địa bàn huyện Sốp Cộp.

Huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, gắn với bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, kết hợp khai thác và phát huy nét văn hóa đặc trưng. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và sưu tầm giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc. Giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân về tầm quan trọng của văn hóa dân tộc. Phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động văn nghệ, các đợt liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, giải thể thao, ngày hội văn hóa để duy trì và phát triển các nét văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống, như: múa xòe, múa sạp, ném còn, tó má lẹ của dân tộc Thái; múa khèn, ném pa pao, tu lu của dân tộc Mông; múa lăm vông của dân tộc Lào; múa vêlr guông (au eo), điệu tơm, thổi Pí của dân tộc Khơ Mú.… Các nghệ nhân, người thạo nghề lâu năm được khuyến khích truyền dạy cho thế hệ trẻ thêu may trang phục dân tộc, nghề rèn, chế biến món ăn truyền thống của người Thái, Lào, Mông, Khơ Mú.

Đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong trường học  - Ảnh 2.

Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.

Thầy giáo Lường Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT Sốp Cộp, chia sẻ: Ngoài quy định học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc vào thứ Hai hằng tuần, các giáo viên bộ môn còn lồng ghép các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua các môn học. Trường cũng triển khai dạy thêu, may thổ cẩm trong giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông và tổ chức các hoạt động tìm hiểu, giao lưu văn hóa để học sinh được trao đổi học tập và cùng tham gia gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc.

Tuyên truyền kiến thức lồng ghép với văn hóa, văn nghệ

Cùng với tiếp tục khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống; đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm bản sắc, huyện Sốp Cộp còn thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ hoàn thiện thiết chế văn hóa, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ dân ca, dân vũ…

Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, cấp ủy các cấp từ huyện đến cơ sở đã nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác tuyên truyền; từ đó, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên được xác định là kênh thông tin chính để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân; kịp thời thông báo, định hướng các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế; các vấn đề "nóng" mà dư luận xã hội quan tâm; là công cụ hiệu quả, sắc bén trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Đồng thời, tuyên truyền các ngày kỷ niệm, các sự kiện trọng đại của đất nước, của địa phương đến nhân dân các dân tộc trong huyện.

Đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong trường học  - Ảnh 3.

Các buổi tuyên truyền được người dân nhiệt tình tham gia 

Các chương trình tuyên truyền được tổ chức một cách sinh động, lồng ghép vào các buổi biểu diễn, liên hoan văn nghệ như tuyên truyền các tiêu chí công nhận danh hiệu văn hóa tại xã biên giới, truyền thông về công tác phòng, chống mua bán người; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Đặc biệt, những buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, người dân được nghe và tiếp cận những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước như: Bộ Luật dân sự, Luật Hộ tịch, Luật Hôn nhân nhân và gia đình, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Nghĩa vụ Quân sự, các nghị định của Chính phủ, các văn bản, các chủ trương, nghị quyết của tỉnh, huyện, xã… 

Nhờ đó, nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của bà con nhân dân đã được nâng lên, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cấp chính quyền xã…

Trong buổi tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại bản Tà Cọ, xã Sốp Cộp, chị Lường Thị Niễn cho biết: Khi cán bộ về nói chuyện, mình biết được thêm nhiều thứ mà pháp luật quy định, hóa ra, nhiều việc mà mình thực hiện ở bản chưa đúng. Cán bộ giải thích cặn kẽ nên mình hiểu thêm được nhiều thứ mà thực hiện cho đúng. Đặc biệt, mình biết được quyền và nghĩa vụ trong các công việc của bản, của xã.

Qua những buổi tuyên truyền đến tận bản của các đơn vị chức năng huyện Sốp Cộp, người dân được trực tiếp nghe, giải đáp về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhờ đó, họ càng hiểu và thêm tin tưởng vào Đảng và các cấp chính quyền; thực hiện tốt chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 

Những hoạt động tuyên truyền của huyện Sốp Cộp đã đến được với mọi tầng lớp nhân dân, với cách tổ chức một cách sinh động, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhận thức, góp phần lưu giữ các giá trị văn hóa, tạo bản sắc riêng cho mỗi dân tộc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.