Đường tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý “hút” du khách

Du khách thích thú "check-in" tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý

Du khách thích thú "check-in" tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý

Những bức tường ở làng chài cổ Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) vừa được phủ lên những bức tranh bích họa mô tả đời sống sinh hoạt làng biển, cảnh đánh bắt hải sản… khiến du khách trầm trồ, người dân tự hào.

Nhơn Lý là xã nằm trong vùng bán đảo Phương Mai, cách trung tâm TP Quy Nhơn khoảng 20km. Người địa phương thường gọi xã Nhơn Lý là làng chài Nhơn Lý. Địa phương này có diện tích tự nhiên 1.446 ha nhưng phần lớn là đồi núi và cát trắng bao phủ. Xã chỉ quản lý khu vực dân cư tập trung với diện tích 94 ha quanh làng chài cổ, phần còn lại do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định quản lý.

Người dân địa phương thường gọi xã Nhơn Lý là làng chài Nhơn Lý - nơi đây nổi tiếng với nét hoang sơ của một làng chài ven biển.

Cảnh quan làng chài, nghề đánh bắt cá truyền thống, bãi tắm đẹp và thắng cảnh Eo Gió đã trở thành tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, thu hút khách đến với Nhơn Lý. Nhà cửa ở làng chài san sát như phố cổ Hội An, đường lên xuống quanh co vì địa hình tựa núi hướng biển.

Những con đường chính trong làng chài đều hướng tới bãi biển, bám theo các con dốc và dẫn nước mưa ra biển một cách tự nhiên. Ðó không phải là những con đường thẳng tắp mà khúc khuỷu để hạn chế sức gió từ biển quét thẳng qua và đủ hẹp để tạo ra bóng râm nhằm chống cái nóng oi ả.

Chính quyền xã Nhơn Lý vừa đầu tư vẽ những bức tranh bích họa trên những bức tường ở làng chài. Đây là dịp để anh Dũng Nhân thỏa mãn đam mê chụp ảnh của mình.

Những năm gần đây, Nhơn Lý được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến là một điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng với nét hoang sơ của một làng chài ven biển. Để khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch biển đảo tại làng chài, mới đây, chính quyền xã Nhơn Lý đã đầu tư vẽ những bức tranh bích họa trên những bức tường trong làng.

Những bức tường ở làng chài cổ này được tô vẽ bởi những bức tranh rực rỡ màu sắc, tái hiện không gian sống của người dân miền biển như: cảnh ngư dân ra khơi đánh bắt cá trở về, cảnh chèo thuyền nan vượt sóng bão, cảnh chợ cá tấp nập, sinh vật đại dương đặc sắc hay trẻ em đang chơi đùa…

Thời gian gần đây, làng chài Nhơn Lý thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan.

Chính nhờ những bức tranh bích họa lung linh sắc màu mà thời gian gần đây, làng chài Nhơn Lý thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, "check in". Anh Nguyễn Phan Dũng Nhân (38 tuổi, một người đam mê chụp ảnh ở Bình Định) bày tỏ sự thích thú với những bức tranh bích họa tại làng chài cổ Nhơn Lý… Cảnh đẹp nơi đây đã tạo thêm động lực giúp anh thỏa mãn đam mê chụp ảnh của mình.

Đường tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý “hút” du khách - Ảnh 4.

Nét đẹp cổ kính của một làng chài đã tồn tại hàng trăm.

"Làng chài Nhơn Lý quy tụ những gì đặc sắc nhất của bán đảo Phương Mai, là sự kết hợp ngẫu hứng của biển, đá, núi, cát và những bãi tắm thiên đường. Đến đây, tôi thấy không gian nơi này vừa bình yên vừa cổ xưa. Đặc biệt, những bức tranh bích họa khiến làng chài trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn", anh Nhân chia sẻ.

Ông Nguyễn Thành Danh - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết: "Những bức tranh bích họa không chỉ làm đẹp cho địa phương, mà còn giúp phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng chung của thành phố. Từ khi tranh bích họa xuất hiện trên những bức tường của các ngôi nhà, khách du lịch đến với làng chài Nhơn Lý nhiều hơn. Đó là điều kiện giúp cư dân làng chài có thêm thu nhập từ du lịch cộng đồng".

Được biết, để giữ nét cổ kính của một làng chài đã tồn tại hàng trăm năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý cho UBND TP Quy Nhơn lập điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, bảo tồn và phát triển bền vững khu làng chài xã Nhơn Lý.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.