Gia Lai: Truyền thông phòng chống lao đến các bản làng xa xôi còn nhiều khó khăn

Bác sĩ khám cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện lao và bệnh viện phổi Gia Lai

Bác sĩ khám cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện lao và bệnh viện phổi Gia Lai

Thống kê cho thấy, 70% bệnh nhân lao là người nghèo và không có đủ tiền để chữa bệnh. Nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã nặng. Điều này khiến bệnh có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Bác sĩ Mai Minh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai, chia sẻ về vấn đề phát hiện và điều trị lao ở Gia Lai - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Gia Lai: Bệnh nhân mắc lao tăng sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ Mai Minh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai

- 2 năm diễn ra dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến công tác phòng chống lao ở địa phương. Nhưng thời gian gần đây, số bệnh nhân lao đến khám và điều trị ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai lại tăng, bác sĩ có thể cho biết, nguyên nhân của tình trạng này và đó có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Sau đại dịch Covid-19, tác động rất lớn đến bệnh lao. WHO đánh giá lao kéo dài 5-8 năm do đại dịch. Bên cạnh đó, thời gian dịch, bênh nhân đến bệnh viện giảm nhiều, lý do là do người bệnh lo ngại đi khám sẽ mắc Covid. Bệnh nhân có thể mắc lao và trở thành bệnh mạn tính, sau 2 năm đại dịch thì số ca mắc lao sẽ tăng lên.

"Trong 9 tháng đầu năm 2022, Chương trình Chống lao Quốc gia đã phát hiện được 76.072 ca bệnh lao. Kết quả trên cho thấy, mục tiêu phát hiện 100.000 ca lao trong cả năm 2022 là khả thi"

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia

Cũng phải nói thêm bệnh lao là bệnh lây theo đường không khí, đường giọt bắn. Trong 1-2 tháng gần đây bệnh nhân tăng là do sàng lọc ngoài cộng đồng, đến giờ này là hơn 500 ca. Hằng năm thường phát hiện 650-670 ca. Như vậy, cuối năm nay khả năng sẽ lên hơn 700 ca. Số ca vượt là nhờ có sàng lọc cộng đồng. Mỗi cuộc sàng lọc ra vài chục ca thì có lẽ số bệnh nhân sẽ còn tăng.

Gia Lai: Bệnh nhân mắc lao tăng sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn sau đại dịch Covid-19

- Thưa bác sĩ, hiện nay, việc sàng lọc bệnh nhân lao ngoài cộng đồng ở Gia Lai được thực hiện như thế nào?

Chiến lược 2X gồm X-quang và Xpert - nhằm sàng lọc và phát hiện những người mắc bệnh lao ngay cả khi chưa có triệu chứng. Thông qua việc sàng lọc này giúp người dân, đặc biệt là người có nguy cơ cao mắc bệnh lao được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh lây lan ra cộng đồng.

Trước khi có Covid-19 thì chúng tôi cũng thường xuyên thực hiện. Lúc bấy giờ chỉ đi khám tầm soát thông thường, chứ không thực hiện 2X. Trước xét nghiệm đờm thông thường thôi nên hiệu quả không cao, còn ngày nay hiện đại đưa máy Xquang về tận làng, người dân hưởng ứng tích cực, bên cạnh đó công nghệ sinh học phân tử, tìm ra người bị bệnh nhiều hơn.

Theo đánh giá phòng chống lao của WHO thì cả nước thì vẫn chưa đáp ứng được để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Do đó, cần phải mở rộng chiến dịch 2X bởi số bệnh nhân còn tồn tại trong cộng đồng là trên 40% và thực tế thì con số này còn cao hơn nữa tùy theo từng vùng.

Ví dụ, chúng tôi đánh giá trong chỉ đạo phòng chống lao cấp tỉnh năm 2018 là 49 ca/100.000 dân và sau 2018 đến 2020, chúng tôi tổng kết lại thì vẫn con số 46-47/100.000. Đó là thả tự nhiên (người bệnh tự đến, tự sàng lọc), không thực hiện 2X ở cộng đồng.

Còn vừa rồi thực hiện 2X thì tăng gần gấp đôi. Riêng huyện Krông Pa cũng tăng hơn gấp đôi. Qua đánh giá nhiều năm số lượng cũng chỉ 77-80/100.000 dân nhưng qua đánh giá vừa rồi, mới đợt 1, chia đều giữa các xã là 195/100.000 dân - đây là con số rất cao.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 - 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

- Bác sĩ đánh giá như thế nào về ý nghĩa của việc phát hiện chủ động bệnh nhân lao. Số bệnh nhân lao bị lao kháng thuốc ở Bệnh viện lao và bệnh phổi Gia Lai có nhiều không, thưa bác sĩ?

Bệnh nhân lao nếu điều trị sớm, không để lại di chứng ở phổi thì sẽ lao động bình thường. Sau 2 năm đại dịch có bệnh nhân nặng lên, nhưng cũng có bệnh nhân tự lành được. Bệnh nhân lao kháng thuốc không nhiều, mỗi năm hơn 10 ca. Trong 2 năm Covid chỉ có vài ca bệnh nhân lao kháng thuốc. Năm nay tăng 13 ca kháng thuốc do sàng lọc ngoài cộng đồng, những bệnh nhân nặng đều phải chuyển lên TPHCM điều trị.

Gia Lai: Bệnh nhân mắc lao tăng sau đại dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Nhiều bệnh nhân lao là người nghèo, chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã nặng

- Những bệnh nhân lao nhưng không điều trị thì hậu quả sẽ như thế nào, thưa bác sĩ?

Với bệnh nhân lao không điều trị thì có 2 chiều hướng: Tăng nặng hoặc tự khỏi. Bệnh nhân chưa điều trị thì có thể nặng hơn. Không có đánh giá cụ thể về tình hình bệnh nhân bị lao nặng hơn sau Covid. Bình thường phát hiện 600-700 ca, nhưng 2 năm Covid số lượng giảm, chỉ phát hiện 500 ca. Thực tế, có những bệnh nhân cứ khò khè vài năm mới được phát hiện nên không có báo cáo thống kê chính thức số bệnh nhân nặng trong cộng đồng.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Bệnh viện lao và bệnh viện phổi Gia Lai điều trị bệnh nhân từ trung bình trở lên, nhưng thực tế thường bệnh nặng họ mới đến, ít khi có bệnh nhân nhẹ. Thêm vào đó, hiện khám theo BHYT ở tuyến huyện, khám nhiều lần không ra bệnh mới chuyển lên bệnh viện tỉnh. Chúng tôi cũng không chẩn đoán ra ngay, nên khi xác định được thì bệnh đã ở mức độ nặng hơn rồi.

- Phần lớn người dân ở Gia Lai là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn - đây cũng là rào cản đối với công tác phòng chống lao, vậy, ngành y tế có giải pháp gì để khắc phục khó khăn này?

Dù ý thức được khó khăn do bất đồng ngôn ngữ nhưng để truyền thông đến được tận bản làng xa xôi thì vô cùng khó khăn. Trong nhiều năm, chúng tôi đều truyền thông bằng pano, áp phích với 2 thứ tiếng. Truyền thông rất tích cực nhưng không phải người dân đã hiểu. Thực tế muốn thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam chấm dứt bệnh lao thì phải truyền thông mạnh, Gia Lai cũng đang nỗ lực nhưng muốn hiệu quả trước hết phải có sự đầu tư mạnh, phải quan tâm đến "cơm áo gạo tiền" của cán bộ y tế.

- Bác sĩ có thể chia sẻ việc phải quan tâm đến "cơm áo gạo tiền" của cán bộ y tế, cụ thể là như thế nào?

Điều tôi nói đến là nguồn lực, sau 2 năm Covid-19 thì số bác sĩ bỏ việc rất nhiều, trong đó có bác sĩ điều trị lao vì đây là tuyến cuối rồi, rất vất vả. Ở cơ sở, bác sĩ làm kiêm nhiệm, mỗi cơ sở đều có người chuyên trách. Mỗi tổ chống lao có 1 người phụ trách (có thể y sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, bác sĩ phòng khám…). Thực tế, huyện nào cũng khó khăn vì có đông đồng bào dân tộc, họ sống ở vùng sâu, mỗi xã lại có vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn. Người dân chủ yếu canh tác nông nghiệp, kinh tế khó khăn, ít để ý chăm sóc sức khỏe, khi có bệnh, họ thường tự chữa.

- Xin cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian trao đổi!

9 tháng đầu năm, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) đã thực hiện các cuộc sàng lọc lao chủ động để tìm ca bệnh lao và lao tiềm ẩn bằng Xquang lưu động theo chiến lược 2X tại 6 tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu; Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông; Hải Phòng và Nghệ An. Tìm ca lẻ ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình.

Tổng số, thực hiện được 42 cuộc, chụp Xquang cho 13.678 người, Xpert cho 1.282 người. Điều trị cho 68/75 ca lao hoạt động; 79/425 ca lao tiềm ẩn.

Sàng lọc ca lẻ: Tiếp cận 936 người, chụp Xquang 340 người, Xpert 107 người. Điều trị cho 70/70 ca lao hoạt động.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.