Giám chức giáo hội Anh bùng nổ tranh luận về hôn nhân đồng giới

Các giám mục giáo hội Anh từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu Hội nghị Lambeth trong bối cảnh các cuộc tranh luận về hôn nhân đồng giới đang diễn ra căng thẳng.

Hội nghị Lambeth là một sự kiện quan trọng nhất của Anh giáo, thường được tổ chức 10 năm một lần. Hội nghị Lambeth lần thứ 15 diễn ra từ ngày 26/7 đến 7/8, với sự hiện diện của hơn 650 vị giám mục, trong đó có hơn 100 vị giám mục đến từ Giáo hội Giám nhiệm, đại diện cho khoảng 85 triệu tín đồ Anh giáo trên toàn thế giới.

Lần đầu tiên sau 14 năm (gián đoạn do đại dịch Covid-19), Hội nghị được tổ chức lại nhằm gắn kết Hiệp thông Anh giáo (Anglican Communion) lại với nhau để cùng cầu nguyện, chia sẻ và thảo luận về các vấn đề ảnh hưởng đến giáo hội nói riêng và thế giới nói chung như đào tạo môn đồ, biến đổi khí hậu và nạn đói.

Các tài liệu được đưa ra để tham khảo trước ngày diễn ra Hội nghị đã khiến nhiều giám mục thuộc cánh tự do cảm thấy phẫn nộ, bởi toàn bộ những tài liệu này đều đưa đến kết luận phản đối hôn nhân đồng tính.

Các cuộc tranh luận trước thềm Hội nghị đã buộc Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby phải sửa đổi tuyên bố vào phút cuối cùng, thay đổi cách tiến hành các cuộc họp xuyên suốt Hội nghị.

"Lời kêu gọi của Lambeth" (Lambeth Calls) - các tài liệu đưa ra trước thềm Hội nghị, định nghĩa hôn nhân là mối quan hệ "giữa một người nam và một người nữ. Tinh thần của Hiệp thông Anh giáo không cho phép hôn nhân đồng giới." Những tài liệu này cũng không hề đưa ra những quan điểm để hợp pháp hóa hay ban phước cho các cặp đôi muốn kết hôn đồng giới.

Nhiều vị giám mục và giáo dân đứng về các cặp đôi đồng tính đã bị xúc phạm, trong số đó có Giám mục John Harvey Taylor đến từ Los Angeles (Mỹ). Ông cho rằng tuyên bố này là "đối nghịch" với việc hàn gắn và hòa giải cộng đồng: Điều này gây chia rẽ và làm tổn thương các môn đồ." Các giám mục từ Nhà thờ ở Wales (Anh) cũng cho rằng việc cấm cản hôn nhân đồng giới "làm suy yếu và phá hoại phẩm giá cơ bản của một môn đồ Anh giáo, chứ không phải khẳng định con người họ."

Cuộc tranh luận càng trở nên gay gắt hơn khi Giám mục Kevin Robertson ở Toronto (Canada), người tham gia viết "Lời kêu gọi của Lambeth về phẩm giá con người" phát biểu rằng tài liệu nhóm đưa ra trước thềm Hội nghị không đại diện cho ý kiến của nhóm.

Ngày 26/7, nhóm những người tham gia viết "Lời kêu gọi của Lambeth" sửa đổi từ "không chấp nhận hôn nhân đồng giới" thành "nhiều Dòng tiếp tục không chấp nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, sau một quá trình tiếp nhận và suy xét về mặt thần học, nhiều Dòng đã đồng thuận cho các cặp đôi đồng tính kết hôn. Là các Giám mục, chúng tôi vẫn cam kết luôn luôn lắng nghe và đồng hành cùng mọi người dù có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề này."

Một bản sửa đổi khác cho phép các giám mục bỏ phiếu chống lại các đề xuất được đưa ra trong các tài liệu của "Lời kêu gọi của Lambeth".

Mary Glasspool, một giám mục phụ tá ở New York và là giám mục đồng tính nữ kết hôn đầu tiên trong Hiệp thông Anh giáo cho biết: "Nếu Hiệp thông Anh giáo tồn tại thì cần phải thừa nhận rằng có những Dòng chấp nhận cộng đồng LGBTQ+."

Jayne Ozanne, một trong những nhà hoạt động về quyền bình đẳng của cộng đồng LGBTQ+ trong Giáo hội Anh đánh giá cao sự thay đổi của các tài liệu trước thềm Hội nghị, nhưng đồng thời cho rằng những thay đổi này là chưa đủ: "Chúng tôi cần một lời xin lỗi và một lời giải thích tại sao những tuyên bố này được đưa ra trước đó. Tại sao những người viết lại không chịu trách nhiệm? Và cuối cùng, tổng giám mục Canterbury lẽ ra không nên ký duyệt."

Vấn đề giới tính và đặc biệt là hôn nhân đồng giới là nguyên nhân lớn gây ra tranh cãi cho Hội đồng Lambeth trong nhiều thập kỷ, đỉnh điểm là việc hủy bỏ cuộc họp dự kiến ở Welby năm 2018. Hai năm trước đó, việc Giáo hội Giám nhiệm tại Hoa Kỳ chấp thuận hôn nhân đồng giới đã nhận về nhiều chỉ trích. Kế đó, Giáo hội Giám nhiệm tại Scotland cũng đã chấp thuận điều này, các nhà thờ Anh giáo ở xứ Wales đã bỏ phiếu để quyết định ban phước cho các cặp đôi đồng giới dù Giáo hội Anh vẫn đang cấm hôn nhân đồng tính.

Michael Curry, giám mục chủ tọa của Giáo hội Giám nhiệm cho rằng: "Như những người nô lệ châu Phi ngày xưa thường hát 'Có nhiều chỗ tốt, nhiều chỗ tốt' cho tất cả con chiên của Chúa, tất cả chúng ta đều là con dân Anh giáo, sẽ không thỏa hiệp mình là ai, và mối quan hệ của chúng ta, tình yêu của chúng ta không phụ thuộc vào người ngoài." Đây là Hội nghị Lambeth đầu tiên mà ông sẽ tham dự với tư cách là giám mục chủ tọa.

Các giám mục từ Rwanda, Nigeria và Uganda đang tẩy chay hội nghị. Năm 2020, các cặp đôi đồng tính bị cấm tham dự hội nghị, tuy nhiên hội nghị 2020 đã bị hủy bỏ do đại dịch Covid-19. Năm nay, những cặp đôi này đã được tham dự nhưng chỉ với tư cách là quan sát viên chứ không phải vợ chồng. Họ cũng có thể tham dự các bữa ăn nhưng bị cấm học Kinh Thánh.

Tổng giám mục Canterbury phát biểu trong một cuộc họp báo rằng hội nghị năm nay sẽ giải quyết "những thách thức lớn mà 30 hoặc 40 năm tới khiến đại đa số người Anh giáo phải để tâm, đặc biệt là những môn đồ ở các khu vực chịu ảnh hưởng nhiều bởi biến đổi khí hậu, chính trị phức tạp và các yếu tố khác."

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.