Nghề làm hương truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sảng Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) giống như một cây cầu nối giữa những người đang sống với thế giới tâm linh của tổ tiên, nguồn cội.
Nghề làm hương truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở thôn Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, Hà Giang giống như một cây cầu nối giữa những người đang sống với thế giới tâm linh của tổ tiên, nguồn cội.
Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 1.

Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 2.

Nằm dưới những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt lấp lánh trong nắng xen với màu xanh ít ỏi của loại cây có thể mọc lên từ đá- những ruộng ngô- lá hương là nguyên liệu chính để làm ra que hương của người Mông cũng là một trong số ít những cây có thể sinh trưởng được ở vùng cao nguyên đá khí hậu khắc nghiệt.

Người Mông có cách gọi loại lá này theo tiếng của dân tộc mình- tiếng phổ thông nôm na là lá hương. Loài cây của núi rừng có mùi hương đặc biệt này ưa sống trong rừng sâu và chỉ sinh trưởng được ở một số vùng nhất định trên địa bàn huyện Đồng Văn. 

Để có lá làm hương, người dân Sảng Tủng phải trực tiếp vào rừng hái hoặc đi thu mua lại vì loại cây này không phải trồng ở địa bàn nào cũng được.

Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 3.

Công đoạn cuối cùng cũng là công đoạn quan trọng nhất: Phơi hương. Hương phải phơi đủ nắng khi đốt mới cháy.

Vùng cao nguyên đá ít mưa, khí hậu khắc nghiệt lại là điều kiện lý tưởng cho những mẻ hương được nắng, thơm mùi rừng. Vào những ngày không có nắng, hương được hong trên gác bếp trong nhà.

Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 5.

Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 6.

Nghề làm hương truyền thống ở Sảng Tủng - Ảnh 7.


Tuấn Dũng
15/07/2023 09:32