Giúp phụ nữ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói nghèo

07/07/2021 08:02
Chị Lã Thị Vương và con chăm sóc cây thanh long ruột đỏ của gia đình

Chị Lã Thị Vương và con chăm sóc cây thanh long ruột đỏ của gia đình

Để thu hút được các tầng lớp hội viên tham gia sinh hoạt Hội và mạnh dạn phát triển kinh tế, xóa đói nghèo, đặc biệt là hội viên người dân tộc thiểu số, năm 2017, Hội LHPN xã Hoàng Hoa Thám (TP Chí Linh, Hải Dương) đã xây dựng mô hình “Phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế”.

Hoàng Hoa Thám là xã miền núi của TP Chí Linh (Hải Dương), nơi có 10 dân tộc anh em cùng chung sống. Toàn xã có khoảng 900 hộ với hơn 3.200 nhân khẩu. Địa bàn xã rộng, dân cư sống rải rác, dân trí còn hạn chế, đường xá đi lại khó khăn (có những hộ cách xa trung tâm thôn 4-6km, đường rừng lầy lội).

Với đặc thù như vậy nên trong các hoạt động của Hội gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn nhất là giúp hội viên phát triển kinh tế. Phần lớn chị em trong xã tham gia sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác manh mún, tự phát và rất cần sự hỗ trợ về nguồn vốn, kiến thức để phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, Hội LHPN xã Hoàng Hoa Thám đã xác định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là khâu đột phá và là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện nay.

Mô hình “Phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế”, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hòe (ngoài cùng, bên trái), Chủ tịch Hội LHPN xã Hoàng Hoa Thám đến thăm, động viên hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế

Để thu hút được các hội viên tham gia sinh hoạt Hội và mạnh dạn phát triển kinh tế, đặc biệt là hội viên người dân tộc thiểu số, năm 2017, Hội LHPN xã đã xây dựng mô hình "Phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế".

Thực hiện triển khai mô hình, Hội LHPN xã đã phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn về khoa học kỹ thuật, chọn và trồng cây giống các loại… và tạo điều kiện cho hội viên đồng bào dân tộc được vay vốn ưu đãi từ các chương trình của Hội. Bà Nguyễn Thị Hòe Chủ tịch Hội LHPN xã Hoàng Hoa Thám chia sẻ: "Chúng tôi xây dựng mô hình và tìm hiểu cách làm ăn của những hộ điển hình rồi chia sẻ kinh nghiệm, để bà con thấy có hiệu quả, làm theo".

Nhận thấy hiệu quả tích cực từ mô hình, nhiều hội viên mạnh dạn phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao từ 200-300 triệu đồng/năm. Nổi bật trong số đó là gia đình chị Lã Thị Vương (48 tuổi, dân tộc Tày, trú tại thôn Hố Giải) đã vươn lên thoát nghèo kể từ khi tham gia vào mô hình này.

Mô hình “Phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế”, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội - Ảnh 2.

Mô hình “Phụ nữ dân tộc giúp nhau phát triển kinh tế”, thu hút hội viên tham gia sinh hoạt Hội - Ảnh 4.

Trại nuôi gà thả đồi của gia đình hội viên Lã Thị Vương

Trước đây, kinh tế gia đình chị Vương phụ thuộc chủ yếu vào trồng vải, trồng keo trên đồi. Đường xá xa xôi, cây vải cho năng suất thấp, giá rẻ – có lúc xuống 4.000 đồng/kg, lúc cao được 10.000 đồng/kg. Vất vả thu hoạch nhưng không được bao nhiêu, khiến đời sống của gia đình chị Vương ngày càng khó khăn, thiếu thốn.

Nắm bắt tình hình này, Hội LHPN xã đã đến vận động gia đình chị Vương tham gia vào các khóa tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăn nuôi. Đồng thời hỗ trợ gia đình vay vốn để phát triển mô hình nuôi gà thả đồi. 

Từ một trại gà ban đầu với 1.000 con mỗi lứa (3 tháng), giờ đây gia đình chị Vương đã phát triển thành 3 trại gà với tổng 3.000 con mỗi lứa, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ngoài nuôi gà thả đồi, gia đình chị Vương còn mở rộng diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ, bưởi, nhãn.

"Điểm đặc biệt của mô hình này là các hội viên cùng giúp nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau thu hoạch. Qua đó không chỉ giảm chi phí thuê nhân công, rút ngắn thời gian sản xuất, thu hoạch mà còn tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm với nhau", bà Nguyễn Thị Hòe cho hay.

Nhờ mô hình này cùng với nhiều mô hình khác được Hội LHPN xã triển khai, hàng năm Hội đã hỗ trợ tạo việc làm cho trên 800 lượt lao động địa phương, giúp được 96 lượt hộ phụ nữ nghèo, trong đó có 26 hộ phụ nữ được giúp thoát nghèo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.