Hình thức tín ngưỡng cổ xưa ở Hàn Quốc

28/04/2023 09:00
Một ngôi đền Shaman giáo còn tồn tại ở Hàn Quốc.

Một ngôi đền Shaman giáo còn tồn tại ở Hàn Quốc.

Shaman giáo là tôn giáo bản địa duy nhất của Bán đảo Triều Tiên, có trước bất kỳ hệ thống tín ngưỡng lớn nào khác.

Trong tập 15 của bộ phim "The Glory" (tựa Việt: Vinh quang trong thù hận) xoay quanh vấn đề bạo lực học đường do nữ diễn viên Song Hye-kyo đóng vai chính, nhân vật shaman (hay pháp sư), người liên quan đến công việc kinh doanh bất chính của gia đình nhân vật phản diện Park Yeon-jin, đột ngột lăn ra chết khi đang thực hiện một nghi lễ, khiến người xem hoang mang vì cú twist bất ngờ liên quan đến cảnh siêu nhiên này.

Có một lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc và vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay, Shaman giáo là một hình thức tín ngưỡng cổ xưa thông qua những người trung gian để giao tiếp với Thần linh và qua đó nhờ Thần linh giúp đỡ những điều mong muốn, truyền đạt ý chí của Thần linh. Những người trung gian hay sứ giả thần linh này được gọi là pháp sư hoặc thầy cúng. Ngoài Hàn Quốc, Shaman giáo có thể được tìm thấy ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, bao gồm cả ở các vùng của Châu Phi, Châu Á, Bắc và Nam Mỹ và Châu Đại Dương

Shaman giáo có thể xuất hiện lạc lõng trong một bộ phim kinh dị trả thù thời hiện đại nhưng các thực hành Shaman giáo và xem bói không xa rời cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân ở một quốc gia phát triển về công nghệ và có nhịp độ nhanh như Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê gần đây từ joins.com, cứ 10 người Hàn Quốc trưởng thành thì có 4 người đã đi xem bói. Nhật báo Kinh tế Hàn Quốc đưa tin ngành công nghiệp bói toán của Hàn Quốc tạo ra khoảng 3,7 tỷ USD mỗi năm.

Hiệp hội Gyeongsin Hàn Quốc và Hiệp hội các thầy bói Hàn Quốc ước tính số lượng pháp sư đã lên tới 500.000 người trên toàn quốc, bao gồm cả những người không đăng ký.

Dựa trên các sự kiện có thật

Hàn Quốc không có quốc giáo và hơn một nửa dân số Hàn Quốc tuyên bố không theo bất kỳ tôn giáo nào, theo thống kê năm 2022. Trong số những người theo tôn giáo, hai nhóm lớn nhất là Kitô giáo (Công giáo và Tin Lành) và Phật giáo.

Shaman giáo là tôn giáo bản địa duy nhất của Bán đảo Triều Tiên, có trước bất kỳ hệ thống tín ngưỡng lớn nào khác. Nguồn gốc cổ xưa của Shaman giáo là lý do tại sao một số người Hàn Quốc vẫn tìm đến pháp sư để được chỉ dẫn hoặc hỗ trợ gặp phải những biến cố lớn trong cuộc sống, hoặc đương đầu với các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến bệnh tật hay tài chính.

Đôi khi, một số pháp sư hoặc cá nhân đóng giả làm pháp sư, lợi dụng hệ thống đức tin này để trục lợi cá nhân. Trong "The Glory", pháp sư kiếm tiền bằng cách lừa những khách hàng nữ dễ tổn thương vào con đường mại dâm, nói rằng làm như vậy có thể giải quyết vấn đề của họ. Điều này dường như được lấy cảm hứng từ các sự kiện có thật.

Trải nghiệm tâm linh “hai chiều” của Hàn Quốc với Shaman - Ảnh 1.

Một cảnh trong tập 15 của bộ phim "The Glory" có một pháp sư đang thực hiện nghi lễ

Trong một trường hợp vào năm 2009, cảnh sát ở Daegu (tỉnh Gyeongsangbuk-do) đã bắt giữ một pháp sư vì tội ép buộc một phụ nữ bán dâm sau khi người này không có khả năng trả tiền cho các nghi lễ tâm linh. Ban đầu, nạn nhân đã vay 2 triệu won (hơn 35 triệu đồng) từ mẹ của người pháp sư vào năm 2002 để trả cho một "nghi lễ giải xuôi". Tuy nhiên, nạn nhân không có khả năng trả nợ do bị gia đình pháp sư đòi lãi quá cao. Sau đó, người pháp sư đã ép nạn nhân lao động tình dục để trả nợ. Trong suốt 6 năm, pháp sư đã thu được tổng cộng 1 tỷ won (hơn 17,5 tỷ đồng) từ nạn nhân.

Một hoạt động giải trí và tìm lời khuyên

Nhiều người Hàn Quốc cũng tìm đến bói toán cho nhu cầu giải trí. Hầu hết có xu hướng tiếp cận các lời phán với sự cân nhắc và không hoàn toàn dựa vào chúng như một định hướng trong cuộc sống. Nó giống như xem bài tarot để tìm lời khuyên ở phương Tây.

Pháp sư và thầy bói có cùng một mục tiêu, nhưng phương pháp sử dụng thì khác. Pháp sư giao tiếp với các linh hồn để dự đoán tương lai của ai đó, trong khi thầy bói sử dụng tướng mạo để đoán tương lai, hoặc những lời tiên tri dựa trên Kinh dịch, tứ trụ (năm, tháng, ngày và giờ sinh của một người) hay triết học phương Đông.

Không giống như ở Mỹ, nơi các thầy bói thường bị coi là những kẻ chuyên lừa những người tuyệt vọng muốn biết những điều đang chờ đợi họ, thầy bói được tôn trọng và là một phần trong đời sống tâm linh thường nhật của người dân Hàn Quốc. Mặc dù Hàn Quốc chủ yếu bao gồm những người theo Phật giáo và Kitô giáo, nhưng bói toán vẫn tiếp tục phát triển như một hình thức giải trí và là một hướng dẫn tham khảo để tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề hàng ngày.

Trải nghiệm tâm linh “hai chiều” của Hàn Quốc với Shaman - Ảnh 1.

Một quán cà phê bói toán ở Hongdae, phía tây Seoul

Trải nghiệm tâm linh “hai chiều” của Hàn Quốc với Shaman - Ảnh 2.

Một ngôi đền Shaman truyền thống nằm ở trung tâm Hongdae, phía tây Seoul

Bói toán Shaman thường liên quan đến đọc khuôn mặt và "saju." Phương pháp thứ nhất phân tích tính cách của một người từ các đặc điểm trên khuôn mặt và phương pháp thứ hai "saju" phân tích năm, tháng, ngày và giờ sinh của một người để dự đoán quá khứ, hiện tại và tương lai của họ.

Việc xem bói diễn ra ở những ngôi đền nhỏ và quán cà phê, thường nằm ở những khu giải trí sầm uất gần các trường đại học như khu Hongdae ở Seoul. Không khí ở những địa điểm này thường cởi mở và tươi sáng, không giống như quan niệm sai lầm rằng nó sẽ tối tăm và bí ẩn. Người xem bói thường chen chúc giữa các nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng quần áo.

Bói toán Shaman cũng được cung cấp thông qua các ứng dụng di động. Jeomsin, được phát triển và vận hành bởi công ty công nghệ địa phương Techlabs Corp., là ứng dụng phổ biến và nổi tiếng nhất. Cho đến nay, ứng dụng đã thu hút được hơn 10 triệu người dùng, và kết nối người dùng với những thầy bói có thể giải thích saju. Người dùng có thể cung cấp thông tin như ngày và giờ sinh thông qua ứng dụng cho các thầy bói chọn, cũng như có thể để lại đánh giá về thầy bói sau khi xem.

Kim Eun-hye, một nhân viên văn phòng 33 tuổi, người gần đây đã đến gặp một thầy bói ở Hongdae, nói với Korea Herald: "Xem bói Shaman là một cách thú vị để bắt đầu một năm mới. Thế hệ lớn tuổi ở Hàn Quốc có thể đã coi saju gần gũi hơn và coi nó như chỉ dẫn để định hướng trong cuộc sống, nhưng tôi và bạn bè coi đó là một cách thú vị để giải thích những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng tôi".

Nguồn: Korea Herald

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.