Lao động nữ mưu sinh ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Bà Nguyễn Thị Bảy sắp xếp lại tăm hương cho du khách chụp ảnh

Bà Nguyễn Thị Bảy sắp xếp lại tăm hương cho du khách chụp ảnh

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có truyền thống hơn 100 năm. Đây là nơi cung cấp nguồn hương lớn cho khu vực phía Bắc.

Ban đầu, nghề làm hương tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng với mô hình nhỏ lẻ. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản phẩm được xuất khẩu, nghề này đã phát triển mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của hàng nghìn lao động khắp 6 thôn trong xã Quảng Phú Cầu. Chính vì vậy, làng nghề thu hút nhiều lao động trong làng cũng như lao động ở các làng, xã lân cận tới làm việc, mưu sinh, đặc biệt là lao động nữ...

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 1.

Với công việc chẻ vầu cho ngày công hơn 100 ngàn đồng, bà Trương Thị Qúy (67 tuổi, thôn Họa Đống, xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hòa) tranh thủ đi từ sáng sớm và đến chiều muộn

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 2.

Sinh ra ở làng nghề nên chị Trần Thị Viên (53 tuổi, thôn Cầu Bầu) đã gắn bó với công việc làm tăm hương, làm quen với tre, vầu từ nhỏ

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 3.

Cô Nguyễn Thị Nguyên (62 tuổi, thôn Quảng Nguyễn) cho biết: Với công việc phân loại tăm, thu nhập tùy vào sản phẩm mình làm nhiều hay ít, trung bình một ngày được 200 ngàn đồng.

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 4.

Dù đã ở tuổi 74 nhưng bà Nguyễn Thị Dận vẫn tranh thủ sang xưởng hương gần nhà để làm tăm hương với ngày công 100 ngàn đồng (tùy theo sản phẩm)

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 5.

Hằng ngày phải đi làm hơn 10km nhưng vì ở quê không có việc, làm nông nghiệp thu nhập thấp nên chị Nguyễn Thị Lan (52 tuổi) cùng người làng sang đây làm việc với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 6.

Bà Nguyễn Thị Nụ (60 tuổi) với công việc bán thời gian cho khu trưng bày tăm hương của thôn Cầu Bầu (nơi trưng bày tăm hương cho khách du lịch đến tham quan và chụp ảnh). Ngày công tuy chỉ được mấy chục ngàn đồng nhưng cũng vất vả khi phải phơi, nhuộm tăm hương...

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 8.

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 9.

Du khách tham quan và chụp ảnh ở Cơ sở tăm hương Long Hưng

Lao động nữ ở làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu - Ảnh 10.

Là Chủ cơ sở thu mua tăm hương Long Hưng lớn trong xã Quảng Phú Cầu, tận dụng không gian rộng nên gia đình bà Nguyễn Thị Bảy mở thêm dịch vụ cho khách tham quan chụp ảnh với giá từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng, gồm cả việc thuê trang phục. Ngoài ra, Cơ sở còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động với tiền công 200- 300 ngàn đồng/ngày.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.