Lễ hội Ka Tê của người Chăm diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 (theo lịch Chăm), khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch. Các nghi lễ thiêng liêng thường được diễn ra tại làng (plei) Chăm và các khu đền tháp thờ thần vua Po Rame, Po Klaong Girai.

Lễ hội Ka Tê tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm

Lễ hội Ka Tê của người Chăm diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 (theo lịch Chăm), khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 Dương lịch. Các nghi lễ thiêng liêng thường được diễn ra tại làng (plei) Chăm và các khu đền tháp thờ thần vua Po Rame, Po Klaong Girai.

Lễ hội Ka Tê được tổ chức để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội Ka Tê diễn ra tại 3 khu vực thuộc tỉnh Ninh Thuân: Đền thờ Nữ thân Po Ina Nagar, tháp vua Po Klong Girai và tháp vua Po Rame.

Lễ hội Ka Tê tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm - Ảnh 1.

Phụ nữ Chăm gói bánh tét ăn Tết Ka Tê.

Trong lễ hội Ka Tê, nghi lễ rước y trang là quan trọng nhất, thường diễn ra ở 3 địa điểm: Rước y trang vua Po Klaong Girai (từ làng Phước Đồng lên tháp tại đồi Trầu, phường Đô Vinh, Tháp Chàm); rước y trang từ làng Phước Hậu lên tháp Po Rame; rước y trang của Nữ thần Po Ina Nagar (từ xã miền núi Phước Hà về đền thờ ở làng Hữu Đức, khoảng 15km).

Riêng y trang của Nữ thần Po Ina Nagar do người Raglai cất giữ cẩn thận. Đến ngày cúng tế Nữ thần thì người Chăm phải làm lễ đón rước y trang từ làn dân tộc Raglai đưa về làng Chăm và cùng với đồng bào Chăm tiến hành nghi lễ rước y trang về các đền thờ ở làng và lên tháp như tháp Po Klaong Garai, Po Rame...

Lễ hội Ka Tê tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm - Ảnh 2.

Điệu múa quạt nhẹ nhàng, uyển chuyển của các cố gái ở sân làng plei Chăm.

Ngày đầu tiên người Chăm tổ chức Lễ rước y trang của nữ thần xứ sở Po Ina Nagar tại đền thờ bà ở làng (plei) Hữu Đức. Ở đây diễn ra cuộc đón rước, trao y trang của nữ thần giữa người Chăm và người Raglai. Khi y trang về đến làng, bà con Chăm nô nức cùng nhau ra chào đón.

Lễ rước y trang lên tháp Pô Klaong Girai trong lễ hội Ka Tê và đón kiệu y trang vừa được rước lên cửa tháp.

Ngày hôm sau diễn ra nghi lễ rước y trang lên tháp thờ thần vua: tháp Po Klong Girai và tháp Po Rame. Đây là nghi lễ mở đầu cho ngày hội, được diễn ra rất trọng thể. Đoàn rước đi trên con đường dài 4km từ đền thờ làng đến tháp Po Klaong Girai. Nét sinh động nhất trong đoàn rước lễ là hàng chục thiếu nữ thướt tha trong bộ trang phục truyền thống, vừa đi vừa múa quạt trong nhịp trống Ginăng, kèn Saranai...

Khi đoàn rước kiệu vua Po Klaong Garai về đến tháp thì đội múa lễ của đoàn múa mừng trước tháp. Đây cũng là điệu múa mừng khi kết thúc một công đoạn trong nghi thức hành lễ rước y trang của người Chăm.

Lễ hội Ka Tê tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm - Ảnh 4.

Lễ vật dâng cúng thần linh được bày soạn trước cửa tháp.

Khi y trang đã được rước lên đền tháp, thầy cả Chăm, bà Bóng và các vị chức sắc tiến hành nghi lễ xin phép các thần linh cho mở cửa tháp, đền để đưa y trang vào tháp. Các nghi lễ thiêng liêng được thực hiện là lễ tắm rửa tượng và thay y phục mới cho vua.

Lễ hội Ka Tê tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm - Ảnh 5.

Nghi lễ tắm tượng thận Shiva để mở cửa đền.

Cả sư mang bình nước thiêng ra để tưới tắm, tẩy rửa tượng vua (pamưnay yang) rồi dâng lễ, thay lễ phục cho vua. Thầy Kadhar vừa kéo đàn Kanhi vừa hát bài tụng ca, mô tả thao tác vua thần Chăm hiện về tháp: Vua tắm sạch sẽ, đội mão, mặc áo, váy, dây lưng và cuối cùng mang đôi giày về hưởng lễ vật dâng cúng. Những người tham gia cùng khấn tế mời vua nhận lễ và cầu xin vua thần phù hộ cho con cháu.

Ka Tê lễ hội lớn và thiêng liêng nhất của dân tộc Chăm. Lễ hội phản ánh rõ nét đời sống tâm linh của người Chăm, đó là tín ngưỡng thờ thần, vua. Đây là lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn của đồng bào đối với người đi trước qua nghi lễ dâng cúng y trang cho các vị thần vua, tái hiện nghi lễ đặc sắc nhất trong di sản văn hóa của người Chăm ở nước ta.


Bài và ảnh: Tấn Vịnh