Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình

Tinh thần của lễ Phục Sinh là đề cao sự biết ơn, sống giản dị và là một trong những dịp để các gia đình sum họp

Tinh thần của lễ Phục Sinh là đề cao sự biết ơn, sống giản dị và là một trong những dịp để các gia đình sum họp

Tinh thần của lễ Phục Sinh là đề cao sự biết ơn, sống giản dị và là một trong những dịp để các gia đình sum họp.

Ngày lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của những người theo đạo Thiên Chúa, hay còn gọi là Kitô giáo. Đây là ngày lễ tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su trở về từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Dịp lễ thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm, với ngày Phục sinh là Chủ nhật - 3 ngày sau khi Giê-su bị xử tử (theo Kinh tin kính Nicea và các sách Phúc âm). Năm nay, lễ Phục sinh là ngày Chủ nhật (9/4).

Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình - Ảnh 1.

Tranh vẽ biểu tượng của chính thống giáo Nga mô tả câu chuyện Phục Sinh của Chúa Giê-su.

Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình - Ảnh 2.

Một giám mục thực hiện nghi thức rửa chân vào ngày thứ năm Tuần Thánh. Các tín hữu sẽ rửa chân cho nhau trong những ngày Lễ Phục Sinh vì theo Kinh Thánh, Giê-su đã rửa chân cho từng môn đệ của mình trước khi bị bắt.

Ngày lễ Phục sinh không chỉ đánh dấu sự trở về của Chúa Giê-su, mà còn đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và bước sang mùa xuân. Biểu tượng cho sức sống trở lại của mùa xuân là chú thỏ. Ngoài việc là biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Nữ thần mùa xuân Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị Nữ thần mùa xuân này được lấy để đặt cho tên lễ Phục sinh.

Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình - Ảnh 1.

Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình - Ảnh 2.

Chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Nữ thần mùa xuân Ostara, còn gọi là Easter

Do sử dụng 2 hệ lịch khác nhau để tính toán ngày lễ, lại thêm sự khác biệt về văn hoá nên những người theo đạo ở phương Đông và phương Tây có chênh lệch về thời gian và phong tục, song nhìn chung tinh thần của lễ Phục Sinh là đề cao sự biết ơn, sống giản dị và là một trong những dịp để các gia đình sum họp. Mỗi đất nước có các tục lệ riêng cho việc ăn mừng lễ Phục Sinh, như trang trí và tìm nhũng quả trứng sặc sỡ, diễu hành, tổ chức lễ hội, chế biến và thưởng thức những món ăn đặc trưng cho dịp lễ của mỗi nước…

Lễ Phục Sinh - dịp sum họp của gia đình - Ảnh 3.

Hình ảnh kiệu mừng và Đại lễ Phục Sinh tại Giáo xứ Chính Tòa Hải Phòng

Với các gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, lễ Phục Sinh là thời gian quây quần bên nhau và tham gia nhiều hoạt động gia đình. Họ đi lễ ở nhà thờ cùng nhau, khi về nhà sẽ cùng nhau ăn uống và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Ở Việt Nam hầu như không có món ăn truyền thống nào đặc biệt vào Lễ Phục Sinh. Người ta sẽ dùng bữa với nhiều loại thức ăn được chuẩn bị và chế biến đa dạng theo phong tục của người Việt. Một số gia đình khuyến khích sự sum họp bằng cách tổ chức tiệc Phục Sinh kiểu "Pot luck", nghĩa là mỗi người hoặc mỗi gia đình mang theo một món ăn, một loại thức uống đến để góp vào bữa tiệc. Bên cạnh việc cùng chung vui, các thành viên trong gia đình cũng bày tỏ tình cảm với nhau, bỏ qua lỗi lầm của nhau, vừa để nhân lên niềm vui ngày Chúa sống lại, vừa để thể hiện tinh thần của ngày lễ Phục Sinh là sự biết ơn lẫn nhau và với Chúa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn