Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc?

Nghi lễ “chudakarana” (lần cắt tóc đầu tiên của một đứa trẻ, thường là khi trẻ được 1 hoặc 3 tuổi) của người theo đạo Hindu. Nguồn: flickr.com

Nghi lễ “chudakarana” (lần cắt tóc đầu tiên của một đứa trẻ, thường là khi trẻ được 1 hoặc 3 tuổi) của người theo đạo Hindu. Nguồn: flickr.com

Một trong những hành động cắt tóc vô cùng quan trọng trong tất cả các tôn giáo chính là xuống tóc (cạo đầu).

Mái tóc được coi là một phần cơ thể, là một phần kết nối một người với vị thần của đạo giáo mà họ theo. Có một số đạo nghiêm cấm tuyệt đối việc cắt tóc và cạo râu như đạo Sikh hay Do Thái, vì họ cho rằng cơ thể con người là do bề trên tạo ra, do đó không được phép làm tổn hại bất kì phần cơ thể nào, bao gồm cả tóc. 

Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc? - Ảnh 1.

Cắt tóc là việc luôn cần được cân nhắc cẩn thận trong các tôn giáo. Ảnh minh hoạ

Việc ép một người khác cắt tóc hay cạo râu có thể khiến người thực hiện hành động đó bị bắt vì tội thù ghét và xúc phạm tôn giáo. Việc cạo đầu một phần (ví dụ: cạo trống đỉnh đầu, để lại phần tóc xung quanh) bị coi là "báng bổ" trong nhiều đạo giáo, điển hình là đạo Hồi và đạo Thiên Chúa.

Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc? - Ảnh 2.

Sidakdeep Singh Chahal, 15 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Cậu là người theo đạo Sikh và chưa từng cắt tóc kể từ khi sinh ra. Chahal đang giữ kỉ lục Guinness thế giới về nam thiếu niên sở hữu mái tóc dài nhất (gần 1.5m). Nguồn: images.news9live.com

Một số đạo khác thì có nhắc về độ dài tóc. Trong Tân Ước, Cô-rinh-tô 11:3-15, có nhắc rằng phụ nữ nên để tóc dài, còn đàn ông thì nên để tóc ngắn "theo ý tự nhiên của Chúa". Việc một người phụ nữ cắt tóc ngắn hoặc cạo đầu sẽ bị coi là đối nghịch với Ngài. Còn trong quan niệm của người Hồi giáo, việc một người phụ nữ cắt tóc chỉ được cho là hợp đạo khi mục đích là để tô điểm cho bản thân trong mắt chồng, hoặc để thuận tiện hơn cho việc chăm sóc tóc.

Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc? - Ảnh 3.

Tranh vẽ kiểu tóc cạo đầu trong quá khứ. Nguồn: Wikipedia

Một trong những hành động cắt tóc vô cùng quan trọng trong tất cả các tôn giáo chính là xuống tóc (cạo đầu). Trong đạo Hindu, nghi lễ xuống tóc là một nghi lễ rất linh thiêng, chỉ được thực hiện trong một số dịp đặc biệt như "chudakarana" (lần cắt tóc đầu tiên của một đứa trẻ, thường là khi trẻ được 1 hoặc 3 tuổi), khi thờ cúng và hành hương đến những ngôi đền đặc biệt, hoặc khi để tang người thân nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với linh hồn đã khuất. 

Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc? - Ảnh 4.

Tranh vẽ Thánh Bartholomew và mái tóc của Ngài tại Nhà thờ Ascoli Piceno, Ý (tranh vẽ bởi hoạ sĩ Carlo Crivelli năm 1473). Nguồn: Wikipedia

Còn trong đạo Phật, việc loại bỏ mái tóc cũng sẽ loại bỏ cái tôi và sự kiêu ngạo, nhường chỗ cho ý thức trách nhiệm, năng lượng tích cực và sự khiêm tốn. Cho dù là lý do liên quan đến tôn giáo, sức khoẻ, văn hoá hay cá nhân, thì việc bỏ đi mái tóc của mình cũng là quyết định lớn.

Mái tóc trong các nền tôn giáo - Bài 2: Khi nào người theo đạo cắt tóc? - Ảnh 5.

Nhà sư Phật giáo cạo tóc của một người đàn ông chuẩn bị đi tu tại một ngôi chùa ở Thái Lan. Nguồn: Wikipedia

Nhìn chung, việc cắt tóc và cạo râu trong tôn giáo nào cũng được coi là việc cần được cân nhắc cẩn thận và phải thực hiện với mục đích tích cực.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn