Những phụ nữ dân tộc thiểu số đã góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc mình qua chính những bộ trang phục họ mặc hàng ngày hoặc trong các dịp lễ hội, các hoạt động cộng đồng…
Những phụ nữ dân tộc thiểu số đã góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc mình qua chính những bộ trang phục họ mặc hàng ngày hoặc trong các dịp lễ hội, các hoạt động cộng đồng…

Theo chị Lò Thị Tiến, dân tộc Thái, 36 tuổi (bản Hốc, thị trấn Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái): Trang phục của người dân tộc Thái giờ đa phần các chị em đặt may hoặc mua hàng may sẵn. Giá tùy thuộc vào chất liệu vải, nếu vải tốt thì 600.000 đồng/bộ.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Chị Lò Thị Tiến, dân tộc Thái, 36 tuổi

Điểm độc đáo trên trang phục của phụ nữ Thái là kiểu khuy áo và phụ kiện đi kèm. "Hầu như khi mặc trang phục dân tộc Thái, phụ nữ nào cũng sẽ mang thêm dây leo eo (hay còn gọi là dây xà tích)"- chị Lò Thị Tiến chia sẻ.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái ở Bản Hốc, thị trấn Sơn Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái


Dây leo eo thường được làm bằng bạc.

Dây leo eo thường được làm bằng bạc. Năm 2017, chị Lò Thị Tiến đầu tư một dây bạc với giá 8,4 triệu đồng. Còn hiện tại, giá đắt hơn khá nhiều, dây leo eo bạc, ít chi tiết trang trí hơn được bán với giá 12 triệu đồng. "Đầu tư một lần dùng lâu dài nên hầu như chị em nào cũng sẽ sắm một chiếc. Chị em nào không có điều kiện thì mua dây giả bạc, giá chỉ 200-300.000 đồng", chị Lò Thị Tiến chia sẻ.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Bà Hoàng Dừn, 88 tuổi, vẫn mặc trang phục của phụ nữ dân tộc Thái hàng ngày, ngay cả khi đi lấy củi, xúc cá…

Nét đẹp độc đáo trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Em Vy Nguyệt Ánh, Trường THCS Sơn Thịnh, rất thích mặc trang phục dân tộc Thái mỗi khi có dịp.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Chị Giàng Thị Nhà, dân tộc Mông (Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái).

Nét đẹp độc đáo trên trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 7.

Trang phục truyền thống của người Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt, được trang trí với kỹ thuật đa dạng. Chỉ với 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, trắng, vàng của chỉ tơ tằm mà họa tiết của trang phục đã tỏa ra muôn sắc màu.

Bàn Thị Yêu, dân tộc Dao (xã Minh An, Văn Chấn, Yên Bái) và nhóm bạn trong trang phục truyền thống

Chị Bàn Thị Yêu, dân tộc Dao (xã Minh An, Văn Chấn, Yên Bái): Trang phục truyền thống thường được phụ nữ Dao mặc vào các ngày lễ, đám cưới, đón dâu… Ai có điều kiện thì sở hữu 2-3 bộ, còn không thì ít nhất là có một bộ. Vì làm trang phục mất nhiều thời gian nên giá của bộ trang phục này dao động từ 3 đến 5 triệu đồng.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 9.

Dân tộc Pà Thẻn là 1 trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Trang phục của phụ nữ gồm áo, váy, khăn trong và khăn ngoài, màu sắc rất sặc sỡ.

Phong cách trang phục truyền thống của phụ nữ Giáy rất nhẹ nhàng nhưng vẫn tôn được nét duyên dáng của người mặc. Chị Lù Thị Đông, dân tộc Giáy (bản Tả Van, Sa Pa, Lào Cai), chia sẻ, phụ nữ dân tộc Giáy thường tự chọn vải và đặt may với giá khoảng 300.000 đồng. Phụ nữ dân tộc Giáy thường mặc áo cánh hở tà, dài qua mông, khuy cài ở cổ áo, dọc thân áo bên phải cùng với quần lụa đen. Kèm theo trang phục là khăn kẻ vuông sặc sỡ nhưng thường được đội nhiều vào mùa đông.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 10.

Chị Lù Thị Đông (giữa) và bạn bè trong trang phục truyền thống

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 11.

Bộ khuy, các đường viền mảnh ở cổ áo, vạt áo và tay áo là điểm nhấn trong trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Giáy

Điểm đặc biệt trên trang phục của phụ nữ Giáy là bộ khuy, nếu đặt may sẽ được tự chọn những bộ khuy chất lượng, phù hợp với màu trang phục. "Hàng đặt may cũng sẽ được làm kỹ, tinh tế hơn so với hàng bán sẵn. Đặc biệt là các đường viền mảnh ở cổ áo, vạt áo và tay áo phải thợ giỏi mới làm đẹp được!", chị Lù Thị Đông thông tin.

Nét đẹp độc đáo trên trang phục của phụ nữ dân tộc thiểu số - Ảnh 12.

Chị Triệu Thị Mấy (phải) và Bàn Thị Sên, dân tộc Dao (xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, Yên Bái)

Chị Triệu Thị Mấy và Bàn Thị Sên, dân tộc Dao (xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn, Yên Bái) đều rất thích mặc trang phục dân tộc của người Dao. Triệu Thị Mấy chia sẻ, trang phục của người Dao làm rất cầu kỳ, nhiều chi tiết như vạt áo, nẹp áo… phải thêu tay trong nhiều tháng mới xong.

Mảng trang trí ở phần vai áo (ảnh trái) có kích thước khoảng 5 x 10 cm phải thêu 2-3 tháng mới hoàn thành. Đường nẹp áo (ảnh phải) cũng đòi hỏi phải làm tỉ mẩn.

"Có bộ trang phục phải làm hơn 1 năm mới hoàn thành. Các hình thêu to thì làm rất nhanh nhưng những chi tiết nhỏ, tinh xảo, đòi hỏi sự tỉ mẩn thì không thể làm nhanh được!", chị Triệu Thị Mấy nói.

Chị Bàn Thị Sên cũng cho biết, dù phải tỉ mẩn làm trang phục nhưng hầu như phụ nữ người Dao nào ở Nậm Búng cũng có từ 2 đến 3 bộ để mặc vào dịp lễ tết.

Bảo Nguyên
26/11/2022 13:32