Người phụ nữ dân tộc Tày nỗ lực xây dựng thương hiệu cho lợn bản địa

Chị Hà Thị Tâm

Chị Hà Thị Tâm

Sinh ra và lớn lên tại một tại một xã nghèo, thuộc vùng cao của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chị Hà Thị Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã đa ngành nghề Tâm Cương - đã xây dựng thương hiệu cho lợn bản địa. Chị đã lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cho Hợp tác xã và bà con nhân dân tại địa phương.

Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ thịt lợn bản địa của người dân, khách du lịch trong những năm gần đây ngày càng lớn; cộng với việc khai thác thế mạnh sẵn có của bà con dân tộc Tày từ chăn nuôi lợn bằng nguồn thức ăn không tạp chất như cây ngô, cây sắn, lá khoai môn, cây chuối... giúp giảm chi phí, chất lượng thịt đảm bảo thơm, ngon. Từ thực tế này, chị Tâm và gia đình đã thành lập Hợp tác xã (HTX) với tên gọi “HTX đa ngành nghề Tâm Cương, Tân Minh” với 17 thành viên và 35 xã viên do chị Tâm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX.

Điều tạo nên sự khác biệt của thịt lợn bản địa Tân Minh đến từ giống lợn và cách chăm sóc. Giống lợn bản địa được bà con giữ gìn nguồn gen qua thời gian. Sau khi con giống được chọn lọc kỹ lưỡng, đủ tiêu chuẩn sẽ được nuôi thành lợn thương phẩm, thức ăn chủ yếu là cây chuối trộn với ngô, sắn nấu thành cám.

Người phụ nữ dân tộc Tày với tâm huyết phát triển chăn nuôi lợn bản địa - Ảnh 1.

Sản phẩm của HTX đa ngành nghề Tâm Cương, Tân Minh

Trung bình mỗi tháng, HTX tiêu thụ khoảng 1,5 tấn lợn thương phẩm, cho doanh thu ổn định, từng bước xây dựng thương hiệu và ngày càng phát triển, giải quyết được việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho 17 thành viên hợp tác xã và 35 xã viên (thuộc diện hộ nghèo tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình).

Với quyết tâm duy trì thương hiệu, các thành viên của HTX là các hộ dân của xã Tân Minh và các xã lân cận liên kết phải đảm bảo về nguồn giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi để tạo nguồn cung cấp ổn định cho HXT. Hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ khâu chế biến, đóng gói, phân phối sản phẩm đến các đơn vị tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng.

Từ 20 con lợn giống của hợp tác xã năm 2021 đến nay đàn lợn đã phát triển lên 100 con lợn nái (giống lợn đen bản địa) và được lai tạo, phối giống với lợn rừng do vậy lợn có sức khỏe tốt, chất lượng thịt thơm, ngon hơn so với lợn thường. Lợn nái đẻ từ 10 đến 20 con/lần sinh sản với 1 năm 2 lứa. Lợn con đủ tiêu chuẩn xuất chuồng từ 10 đến 20kg với giá bán dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/1 kg thịt lợn hơi.

Để bán ra thị trường, thịt lợn được chế biến, đóng gói, hút chân không đảm bảo thịt được tươi ngon, được dán tem, nhãn hiệu của đơn vị cung cấp, ghi rõ thời hạn sử dụng. Sản phẩm được vận chuyển theo tiêu chuẩn, xe vận chuyển có trang bị tủ đông, tủ bảo quản để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đến tay khách hàng.

Người phụ nữ dân tộc Tày với tâm huyết phát triển chăn nuôi lợn bản địa - Ảnh 2.

Lễ công bố sản phẩm thịt lợn bản địa HTX Tâm Cương, Tân Minh đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh

HTX có cơ hội được giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến các thị trường trong và ngoài tỉnh qua các chương trình như: Hội chợ, tọa đàm, triển lãm, xúc tiến thương mại... bước đầu đã được đón nhận và đánh giá cao. Sản phẩm của HTX được phân phối không chỉ riêng thị trường nội huyện, nội tỉnh mà còn được mở rộng đến các thị trường ngoài tỉnh theo nhu cầu đặt hàng của các đơn vị phân phối, cung ứng. Sản phẩm cũng được bán lẻ tại HTX và cơ sở chế biến, đồng thời bán buôn cho các đại lý và các cửa hàng thực phẩm theo đơn đặt hàng.

HTX của chị Hà Thị Tâm đã tạo công ăn việc làm cho hội viên, phụ nữ và người dân tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, nơi có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đây là mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả tại địa phương, hơn nữa còn góp phần gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ truyền thống văn hóa của người dân tộc Tày.

Đến nay, sản phẩm thịt lợn bản địa của HTX đa ngành nghề Tâm Cương, Tân Minh của chị Hà Thị Tâm đã được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao của tỉnh. Đó chính là cơ sở để sản phẩm thịt lợn bản địa của HTX được đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho thành viên và phát triển kinh tế tại địa phương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.