Ổn định kinh tế từ đặc sản gạo nếp vải chỉ cấy 1 mùa trong năm

30/03/2023 09:32
Chị Nguyễn Xuân Huế

Chị Nguyễn Xuân Huế

Chị Nguyễn Xuân Huế (SN 1977), người dân tộc Tày ở xóm Khau Lai, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, là một điển hình trong phát triển kinh tế. Chị đã khởi nghiệp với mô hình sản xuất cơm cháy từ nguyên liệu gạo nếp Vải - một đặc sản của Thái Nguyên.

- Sản phẩm cơm cháy trên thị trường rất đa dạng và liên tục đổi mới. Vậy theo chị, điều gì đã làm nên "hương vị khó quên" của cơm cháy Hợp tác xã (HTX) nông sản nếp vải Ôn Lương đối với người tiêu dùng?

Cơm cháy là một món ăn vặt được nhiều độ tuổi ưa chuộng. Từ nhóm khách hàng trẻ như học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng, công sở... đều có thể thưởng thức món ăn này nhờ giá cả bình dân và hương vị ngon, dễ ăn. Điều đầu tiên mà chúng tôi chú trọng chính là những nguyên liệu làm nên sản phẩm. Chúng tôi đã sử dụng loại gạo nếp vải ngon do chính HTX chúng tôi trồng và thu hoạch.

Điều thứ hai là hương vị của sản phẩm. Tôi cho rằng, quy trình chế biến chính là yếu tố góp phần vào hương vị hấp dẫn của món cơm cháy. Vì vậy, khâu chế biến của chúng tôi khá cầu kỳ nhưng vô cùng cẩn trọng để cho ra món cơm cháy ngon nhất, chất lượng nhất cho người tiêu dùng.

Ổn định kinh tế từ đặc sản gạo nếp vải chỉ cấy 1 mùa trong năm - Ảnh 2.

Chuyên tâm nghiên cứu sản phẩm của mình từ đặc sản gạo nếp vải, chị Huế đã có những thành công nhất định trong kinh doanh

Gạo nếp vải phải ngâm qua một đêm, sau đó mang đồ xôi, ép khuôn, rồi đem phơi dưới trời nắng ở nhiệt độ khoảng 30 độ C và phải thường xuyên đảo, lật các miếng cơm cháy. Khi sản phẩm đã khô sẽ được đưa vào chiên, sau đó để ráo, đóng gói hút chân không, dán tem và đưa đến tay người tiêu dùng.

- Được biết gạo nếp vải là một loại gạo đặc sản của Thái Nguyên, theo chị gạo nếp vải có những ưu điểm gì phù hợp với yêu cầu của sản phẩm?

Gạo nếp vải là một trong những sản phẩm tiêu biểu của huyện Phú Lương. Giống lúa này đã có từ lâu đời, rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, đặc biệt là vùng đất xã Ôn Lương. Sau nhiều khảo sát, tôi đã đúc kết được rằng chất gạo nơi này khác hẳn với địa phương khác trong huyện về độ thơm và dẻo. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm được làm ra từ chất gạo này.

Lúa nếp vải chỉ được cấy duy nhất một mùa trong năm, thu hoạch khoảng tháng 10 âm lịch. Vào năm 2018, lúa nếp vải Ôn Lương đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, điều đó đã làm tôi cảm thấy tự tin hơn về chất lượng của HTX Ôn Lương chúng tôi.

Ổn định kinh tế từ đặc sản gạo nếp vải chỉ cấy 1 mùa trong năm - Ảnh 3.

Sản phẩm của HXT Ôn Lương có mặt tại nhiều hội chợ nông sản

- Những khó khăn mà chị gặp phải để phát triển và đưa thương hiệu của mình đi xa hơn?

HTX bắt đầu sản xuất sản phẩm vào năm 2020 nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu đến khách hàng. Năm 2021, sản phẩm đã chính thức cho ra thị trường và đã đón nhận được những tín hiệu rất tích cực từ khách hàng, trung bình mỗi tháng HTX tiêu thụ trên 500 gói, với giá bán từ 20.000 đến 30.000 đồng/gói.

Ổn định kinh tế từ đặc sản gạo nếp vải chỉ cấy 1 mùa trong năm - Ảnh 4.

Mô hình sản xuất cơm cháy của chị Huế (bên trái) đạt giải Nhì "Ngày phụ nữ khởi nghiệp"

Tuy nhiên việc tiếp cận với sản phẩm còn có hạn chế do chưa có văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm. Đây vẫn còn là điều trăn trở của các thành viên trong Hợp tác xã Ôn Lương. Bản thân tôi cũng mong muốn có một cửa hàng để giới thiệu gạo nếp vải Ôn Lương và cách thức chế biến các sản phẩm từ thứ gạo đặc biệt này. Đó là là điều rất tuyệt vời, sẽ góp phần đẩy mạnh quảng bá đặc sản của địa phương cũng như tạo cơ hội để nhiều du khách trong và ngoài tỉnh được thưởng thức các sản phẩm.

- Trong tương lai, ngoài việc khắc phục những khó khăn hiện có, chị có kế hoạch phát triển và ra mắt các sản phẩm khác không?

Lúa nếp vải là dòng lúa có nhiều tiềm năng và có thể được ứng dụng trong vô số những món ăn, tôi mong muốn có thể khai thác và làm thêm thật nhiều những sản phẩm từ gạo nếp vải bên cạnh cơm cháy. Hiện nay, HTX Ôn Lương đã có những sản phẩm làm từ loại gạo này như cốm, bánh dày, xôi ngũ sắc, bánh gai,...Hứa hẹn sẽ còn nhiều sản phẩm độc đáo, thể hiện nét đặc trưng riêng của địa phương, của HTX nông sản nếp vải Ôn Lương được trao đến tay khách hàng.

Ổn định kinh tế từ đặc sản gạo nếp vải chỉ cấy 1 mùa trong năm - Ảnh 5.

HTX của chị Huế đã tạo việc làm ổn định cho nhiều chị em địa phương

Có thể nói thêm một chút nữa là HTX chúng tôi đã tạo việc làm ổn định cho 9 - 10 phụ nữ địa phương có độ tuổi từ 40 đến 70. Mỗi khi vào vụ cốm và vụ thu hoạch lúa thì con số lên đến gần 100 chị em. Từ khi HTX được thành lập, người nông dân trong vùng gắn bó với ruộng đồng hơn. Họ yên tâm và tự tin trồng cây lúa nếp, không lo lắng thóc gạo bị mất giá như trước nữa.

- Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.