Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình

15/11/2023 10:03
Nghề đan lục bình đã mang đến cho bà con ở thị trấn Cờ Đỏ những màu sắc mới.

Nghề đan lục bình đã mang đến cho bà con ở thị trấn Cờ Đỏ những màu sắc mới.

Từ một phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, chị Sơn Thị Lang, dân tộc Khmer ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, đã đứng lên làm chủ kinh tế. Không chỉ giúp bản thân thoát nghèo, chị còn giúp hơn 100 phụ nữ dân tộc thiểu số tại địa phương có thu nhập, tự tin làm kinh tế.

Chị Sơn Thị Lang (SN 1977) tỉnh TP. Sóc Trăng, chị theo chồng về TP. Cần Thơ sinh sống. Gia đình có 5 người, vợ chồng chị và 2 con, cùng mẹ già đã 80 tuổi. Nếu chỉ trông chờ vào đồng lương của chồng chị thì không đủ chi tiêu, chị Lang luôn trăn trở phải làm gì để có thêm thu nhập.

Cơ hội đến với chị khi địa phương mở lớp dạy nghề đan lục bình cho phụ nữ. Chị đăng ký theo học và nhận sản phẩm về làm, có thêm chút thu nhập để chi tiêu và lo cho 2 con ăn học. Mặc dù tiền công ít ỏi nhưng chị Lang vẫn kiên trì bám nghề, chịu khó gia công sản phẩm cho các HTX, dạy lại phụ nữ Khmer trong ấp.

Năm 2011, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ kết hợp Hội LHPN thị trấn Cờ Đỏ mở lớp nghề đan lục bình, chị Lang đảm trách dạy nghề và giới thiệu chị em nhận gia công thảm lục bình. Nhận thấy nguyên liệu dễ tìm bởi lục bình vốn có sẵn nhiều trong tự nhiên, trên sông, rạch, chị Lang cho rằng đây là cơ hội để làm giàu bằng nguồn nguyên liệu bản địa.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình- Ảnh 1.

Chị Sơn Thị Lang (áo hồng) giới thiệu sản phẩm tại hội chợ

Năm 2013, UBND thị trấn Cờ Đỏ thành lập mô hình tổ đan lục bình, chị được giao làm Tổ trưởng Tổ đan lục bình ấp Thới Hòa B quản lý trên 30 lao động. Đến nay, Tổ đã thu hút khoảng 130 lao động, trong đó, đa số là phụ nữ dân tộc Khmer diện hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, việc làm không ổn định.

"Hiện nay hầu hết thành viên của Tổ thạo nghề, gia công sản phẩm đều đặn mỗi ngày và có thu nhập ổn định, trang trải chi tiêu sinh hoạt hàng ngày", chị Lang cho biết.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình- Ảnh 2.

Chị Lang (áo trắng) trực tiếp hướng dẫn chị em cách làm và sáng tạo sản phẩm

Cuối năm 2020 khi được UBND huyện Cờ Đỏ chỉ đạo thành lập HTX làng nghề Cờ Đỏ, chị Lang nhận thêm nhiệm vụ Giám HTX. HTX làng nghề Cờ Đỏ có 38 hộ thành viên, với 67 lao động chính, chuyên gia công đan giỏ, sọt từ sợi thân lục bình phơi khô.

Hiện nay, HTX duy trì việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động từ các hộ thành viên. Chị Lang vừa quản lý, vừa tìm đầu ra cho sản phẩm lại vừa hướng dẫn công nhân làm sản phẩm. Điều đáng mừng là sau khi được hướng dẫn cách làm, mỗi lao động có thể làm từ 3 - 4 sản phẩm/ngày, thu nhập bình quân cũng tăng lên 80-100 đồng/người/ngày. Tuy nguồn thu nhập không lớn nhưng lại tạo thêm thu nhập ổn định quanh năm.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình- Ảnh 3.

Lục bình tươi được phơi khô

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình- Ảnh 4.

Thành phẩm từ cây lục bình

Ấp Thới Hòa B thị trấn Cờ Đỏ có hơn 650 hộ dân, trong đó trên 98% hộ dân là người dân tộc Khmer. Trước đây nhiều phụ nữ dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm. Từ mô hình đan thảm lục bình, nhất là sau khi bà con vào HTX cùng làm, nhiều chị em đã biết cách vươn lên thoát nghèo, đời sống các hộ thành viên trong HTX ổn định.

Hiện nay, HTX có rất nhiều sản phẩm được thị trường đón nhận, như các loại thảm được đan kiểu cách, tinh xảo. Thảm xương cá, hạt gạo, hàng xoắn và hàng vuốt,… được gia công đẹp mắt, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên nhận được nhiều đơn. Chị Lang không ngừng nghiên cứu các mẫu mới để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Sản phẩm thảm lục bình của HTX còn được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp Thành phố.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định quanh năm từ nghề đan lục bình- Ảnh 5.

Phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn có việc làm ổn định, thêm thu nhập từ cây lục bình

Từ mô hình đan lục bình, chị Sơn Thị Lang đã mang lại cơ hội tăng thu nhập cho phụ nữ địa phương. Chị nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen từ cấp thị trấn đến cấp Thành phố và Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Chị Lang mong muốn chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ để sản phẩm được đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ mở thêm các lớp tập huấn để phụ nữ có cơ hội tiếp cận và học nghề, kiếm thêm thu nhập phụ. Cùng với đó, hiện nay, nhiều hộ dân ở thị trấn Cờ Đỏ đã đầu tư vào trồng lục bình để cung cấp cho HTX đan lục bình Cờ Đỏ.

Giờ đây, nghề đan lục bình đã mang đến cho bà con ở thị trấn Cờ Đỏ những màu sắc mới, tạo động lực lớn cho phong trào phát triển kinh tế tập thể trong giới nữ ở địa phương; tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho phụ nữ và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.