Tất cả các bậc cha mẹ đều hy vọng rằng trong tương lai các con mình trở thành người có trách nhiệm, thành đạt và hạnh phúc. Thời thơ ấu là thời điểm hoàn hảo để cha mẹ khuyến khích và hỗ trợ con đạt được những mục tiêu mà chúng đề ra. Cha mẹ hãy động viên và giúp con tin tưởng vào bản thân của mình qua các câu nói, dạy con cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, tiếp thêm sức mạnh để chúng can đảm và quyết tâm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống khi chúng trưởng thành.
Theo Bright Side, đây là 10 câu cha mẹ nên thường xuyên nói với con để con trở nên tự tin và bản lĩnh.
Bất cứ khi nào bạn thấy con muốn làm điều gì đó nhưng còn nghi ngờ bản thân hoặc không đủ can đảm thực hiện vì sợ hoặc không biết cách làm, hãy cho chúng biết rằng, bạn luôn ở bên và hỗ trợ con. Chỉ cần biết rằng bạn luôn ở bên, con sẽ có thêm động lực để làm được những điều con muốn, thậm chí không cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Đứa trẻ nào cũng cần cảm giác rằng chúng có thể trông cậy vào cha mẹ bất cứ khi nào chúng gặp khó khăn. Bên cạnh việc củng cố sự gắn bó, tin tưởng giữa cha mẹ và con cái, cảm giác này cũng sẽ mang lại cho trẻ sự an toàn và tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp trẻ không sợ hãi, biết rằng nếu “điều gì đó tồi tệ” xảy ra, bố và mẹ sẽ ở đó để bảo vệ hoặc giúp đỡ chúng.
Khi trẻ học và thực hành niềm tin này khi còn nhỏ, sự trưởng thành và phát triển của trẻ sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là khi lớn lên, chúng phải đối phó với những tình huống khó khăn hơn.
Chúng ta không thể nói với con: "Bố/mẹ ở đây", sau đó khi con muốn nói với chúng ta điều gì đó thì chúng ta lại bận rộn, không lắng nghe con. Điều này chẳng khác nào cho thấy rằng “Bố/mẹ không có ở đây", "Bố/mẹ không có thời gian cho con". Dù bạn có rất bận rộn, đừng nói với con rằng bạn không có thời gian cho chúng. Khi con muốn tâm sự với bạn chính là lúc thích hợp nhất để chúng biết bạn luôn ở bên và lắng nghe câu chuyện của chúng.
Khi con muốn nói điều gì, hãy tạm dừng việc đang làm, đối với bạn, đó chỉ là vài phút, nhưng với con, điều đó có nghĩa là bạn quan tâm tới chúng. Hãy lắng nghe cẩn thận, không chế nhạo câu chuyện của con hoặc hạ thấp tầm quan trọng của câu chuyện. Một khi con muốn chia sẻ với bạn, chứng tỏ bạn rất quan trọng đối với chúng. Đồng thời, cũng đừng ngắt lời con, nếu bạn muốn đưa ra ý kiến gì đó thì hãy chờ đến khi con kể xong câu chuyện.
Đây là một cách lý tưởng để bắt đầu xây dựng giao tiếp tốt với con và củng cố lòng tin của chúng đối với bạn. Sau này, khi lớn lên, con vẫn sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện và mối quan tâm của chúng với bạn.
Cha mẹ luôn chăm sóc con cái, trả tiền học hành, cho con học các lớp học thêm, mua cho con mọi thứ chúng cần, thậm chí có những lúc lo lắng cho con đến “mất ăn mất ngủ”. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ tình yêu thương của cha mẹ. Tuy nhiên, đối với một đứa trẻ, việc hiểu được điều này không hề đơn giản. Đó là lý do vì sao các chuyên gia tâm lý khuyên cha mẹ rằng ngoài việc thể hiện tình yêu thương với con trẻ thông qua hành động, chúng ta cũng nên thực hiện bằng lời nói.
Điều này giúp củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mang đến cho trẻ sự tự tin vì chúng cảm nhận được sự yêu thương và che chở từ gia đình. Đồng thời, trẻ sẽ có những suy nghĩ tích cực và lạc quan, biết cư xử lễ phép và tôn trọng người khác.
Không ai hoàn hảo, bất kỳ ai cũng có thể mắc sai lầm, cha mẹ cũng vậy. Không cách nào tốt hơn để dạy con cái chúng ta chấp nhận và chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình hơn là làm gương. Nếu cha mẹ sai, hãy xin lỗi. Khi cha mẹ chịu gạt bỏ cái tôi và có được sự tha thứ từ con, chúng sẽ nhận ra điều đó thực sự quan trọng như thế nào.
Khi cha mẹ nhận ra mình đã sai và lên giọng quát mắng con hoặc áp dụng các hình phạt không công bằng với con, hãy xin lỗi chúng một cách chân thành. Đồng thời, giải thích bạn đã sai ở đâu, cảm nhận như thế nào về điều đó và từ sai lầm đó bạn đã rút ra bài học gì để con có thể hiểu và áp dụng.
Khi bạn tin tưởng con, con sẽ có thêm sự tự tin và tin rằng mình có thể làm được. Đây là bước đầu tiên giúp con thành công. Con sẽ không dễ dàng bỏ cuộc và tìm kiếm các giải pháp để đạt được mục tiêu của mình vì lúc này, chúng chắc chắn về bản thân và tin tưởng rằng mình có thể làm được.
Câu nói này thể hiện sự đồng cảm và sự kết nối của cha mẹ với cảm xúc của con cái. Điều này giúp con hiểu được rằng, cha mẹ luôn thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ con bất cứ khi nào con cần. Chỉ cần một câu “Bố/mẹ hiểu con” vào đúng thời điểm đã có thể tiếp thêm cho con sức mạnh, sự tự tin.
Ngược lại, khi con cảm thấy không được thấu hiểu, chúng trở nên thất vọng và có những cảm xúc tiêu cực, dẫn đến các hành vi như: khóc lóc, la hét...
Khóc là một hành động hoàn toàn tự nhiên mà cả trẻ em lẫn người lớn đều trải qua. Yêu cầu trẻ không khóc là bắt trẻ kìm nén cảm xúc của mình, như vậy, trẻ sẽ không bao giờ học được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Những câu nói như "hãy dũng cảm lên", "con trai không được khóc"... đều mang lại tác động tiêu cực. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là cứ để con trút bầu tâm sự, hãy lắng nghe và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Đây là câu nói mang nhiều “sức mạnh” mà cha mẹ nên sử dụng để khen ngợi sự cố gắng của trẻ. Đừng tập trung vào kết quả mà con đạt được, hãy nhìn vào những khó khăn chúng đã vượt qua. Đó là những thứ cần được tuyên dương hơn là thành quả mà con đạt được.
Tuy nhiên, những lời khen ngợi phải chính đáng và đưa ra đúng lúc, như vậy sẽ giúp con bạn tự tin hơn và củng cố tích cực lòng tự trọng của chúng. Khen ngợi quá nhiều mà không có lý do thực sự có thể khiến con bạn trở nên kiêu ngạo và thể hiện tốt chỉ để nhận được phần thưởng.
Việc để con chia sẻ ý kiến, được bố mẹ lắng nghe trong những quyết định của gia đình sẽ khiến trẻ có cảm giác được tôn trọng và thấy hạnh phúc. Khi trưởng thành, con cần phải đưa ra rất nhiều quyết định, vì vậy, việc phát triển khả năng này ngay từ khi còn nhỏ là cần thiết. Thế nên, bất cứ khi nào có cơ hội, hãy hỏi ý kiến của con, ví dụ con muốn làm gì, ăn gì, xem bộ phim nào... vào cuối tuần.
Ngoài việc lắng nghe, chúng ta có thể khuyến khích con tranh luận quan điểm của mình và giải thích tại sao họ cho rằng đó là điều đúng đắn cần làm. Để con chia sẻ ý kiến của mình không chỉ có lợi cho con mà còn cho cả cha mẹ vì nó sẽ cung cấp cho họ nhiều thông tin về tính cách của con mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có rất nhiều khoảnh khắc cần thiết để nói câu “Cảm ơn con” như lúc con lau nhà, dọn dẹp... kể cả khi đó cũng là trách nhiệm của con. Lời cảm ơn này giúp trẻ rằng bố mẹ biết những gì trẻ đã làm và đánh giá cao điều đó.
Đặc biệt, con cái luôn là điều tuyệt vời nhất với cha mẹ. Đứa trẻ là người mang lại niềm vui và màu sắc cho cuộc sống của bạn, người khiến bạn cười ngay cả trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, lý do chính để bạn tự hào và hạnh phúc. Tất cả những điều đó cũng xứng đáng nhận được một lời “cảm ơn”.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn