Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết tới hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy ăn gì không tốt cho hệ miễn dịch?
Việc tiêu thụ quá nhiều đường hoá học góp phần tăng đáng kể lượng đường trong máu. Hay nói cách khác, khi ăn nhiều đường và các món ăn nhiều đường làm tăng sản xuất các protein gây viêm như alpha hoại tử khối u (TNF-α), protein phản ứng C (CRP) và interleukin-6 (IL-6), tất cả trong đó ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch.
Hơn nữa, lượng đường trong máu cao có thể ức chế phản ứng của bạch cầu trung tính và thực bào, hai loại tế bào miễn dịch giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao còn có thể gây hại cho chức năng hàng rào của ruột và làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, điều này có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch của bạn và khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.
Vì thế, vào thời điểm giao mùa dễ mắc các bệnh hô hấp cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều đường bổ sung, bao gồm kem, bánh ngọt, kẹo và đồ uống có đường để cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và thúc đẩy chức năng miễn dịch khỏe mạnh.
Thức ăn có nhiều muối bao gồm cả đồ ăn nhanh và đông lạnh đều có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể do chế độ ăn nhiều muối có thể gây ra viêm mô và tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.
Muối cũng có thể ức chế chức năng miễn dịch bình thường và ngăn chặn phản ứng chống viêm của cơ thể; thay đổi vi khuẩn đường ruột và thúc đẩy việc tạo ra các tế bào miễn dịch có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của những bệnh tự miễn.
Đọc thêm:
Thanh lọc cơ thể bằng nước muối: Lợi hay hại?
5 cách làm giảm mỡ bụng bằng muối đơn giản bạn không nên bỏ qua
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng một chế độ ăn quá nhiều muối có thể liên quan tới rủi ro mắc các bệnh tự miễn ở châu Âu.
Ngoài ra, ăn qúa nhiều muối còn làm trầm trọng thêm các bệnh tự miễn ở người đang mắc như viêm loét đại tràng, bệnh viêm dạ dày ruột (Crohn), viêm khớp dạng thấp và lupus.
Do vậy, việc giảm lượng muối nêm nếm và thực phẩm nhiều muối có thể có lợi cho hệ thống miễn dịch.
Cơ thể bạn cần cả chất béo omega-6 và omega-3 để hoạt động. Việc cân bằng giữa cả 2 loại omega này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn và rối loạn chức năng miễn dịch.
Cụ thể, với chế độ ăn giàu omega-6 dường như thúc đẩy các protein chống viêm gây ra phản ứng suy yếu miễn dịch, còn chế độ ăn giàu omega-3 lại làm giảm sự sản sinh các protein này từ đó tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu omega-3 và omega-6 cùng phản ứng miễn dịch rất phức tạp và cần thêm nhiều nghiên cứu khác để làm rõ.
Tuy vậy thì các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng bạn nên duy trì chế độ ăn giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, các mòi, quả óc chó, hạt chia và hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều omega-6 chẳng hạn như dầu hạt cải, dầu ngô, dầu đậu nành.
Thực phẩm chiên có nhiều phân tử được gọi là sản phẩm cuối cùng của glycation nâng cao (AGEs). AEGs được hình thành khi đường phản ứng với protein hoặc chất béo trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như trong quá trình chiên.
Nếu nồng độ AGEs có thể làm tăng phản ứng viêm và tổn thương tế bào. AGE được cho là làm suy yếu hệ thống miễn dịch theo một số cách, bao gồm bằng cách thúc đẩy viêm, làm suy giảm cơ chế chống oxy hóa của cơ thể, gây ra rối loạn chức năng tế bào và ảnh hưởng tiêu cực đến vi khuẩn đường ruột.
Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng chế độ ăn uống nhiều AGEs có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh như sốt rét và tăng nguy cơ mắc các tình trạng y tế như hội chứng chuyển hóa, một số bệnh ung thư và bệnh tim.
Cũng tương tự như thực phẩm chiên rán thì thịt nướng và thịt qua chế biến có hàm lượng AGEs cao.
Ví dụ, một nghiên cứu đã phân tích hàm lượng AGE của 549 loại thực phẩm cho thấy rằng thịt xông khói rán, xúc xích nướng, đùi gà nướng da và bít tết nướng có hàm lượng AGE cao nhất.
Các loại thịt đã qua chế biến cũng chứa nhiều chất béo bão hòa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và ít chất béo không bão hòa có thể góp phần gây rối loạn chức năng hệ miễn dịch.
Thêm vào đó, chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có thể góp phần gây viêm hệ thống và gây hại cho chức năng miễn dịch.
Thức ăn nhanh có liên quan đến nhiều kết quả tiêu cực về sức khỏe. Ăn đồ ăn nhanh quá thường xuyên cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn.
Chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến nhiều có thể gây viêm, tăng tính thấm của ruột và gây mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, tất cả đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch.
Thức ăn nhanh cũng có thể chứa hóa chất bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và diisononyl phthalate (DiNP), là hai loại phthalate . Phthalate có thể ngấm vào thức ăn nhanh, ví dụ, qua bao bì hoặc găng tay nhựa đeo trong quá trình chế biến thực phẩm.
Phthalate được biết là có thể phá vỡ hệ thống nội tiết hoặc sản xuất hormone của cơ thể. Chúng cũng có thể làm tăng sản xuất các protein gây viêm có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch của bạn với các mầm bệnh và gây ra rối loạn điều hòa miễn dịch.
Nhiều mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm siêu chế biến, có chứa các chất phụ gia để cải thiện thời hạn sử dụng, kết cấu và mùi vị. Một số trong số này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến phản ứng miễn dịch của bạn.
Ví dụ, một số chất nhũ hóa, được thêm vào thực phẩm chế biến để cải thiện kết cấu và thời hạn sử dụng, có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, gây hại cho niêm mạc ruột của bạn và gây viêm, tất cả đều có thể gây rối loạn chức năng miễn dịch.
Nhìn chung, thực phẩm đã qua chế biến có chứa các chất phụ gia như chất nhũ hóa, chất làm đặc và chất tạo ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.
Ăn thực phẩm có carbs tinh chế kỹ như bánh mì trắng và bánh nướng có đường thường xuyên có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Đây là những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu và mức insulin của bạn, có khả năng dẫn đến tăng sản xuất các gốc tự do và các protein gây viêm như CRP.
Thêm vào đó, một chế độ ăn giàu carbs tinh chế có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức đề kháng của cơ thể.
Lựa chọn các nguồn carb giàu chất xơ, bổ dưỡng như rau giàu tinh bột, yến mạch, trái cây và các loại đậu thay vì carb tinh chế là một cách thông minh để hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và ít chất béo không bão hòa có liên quan đến rối loạn chức năng miễn dịch.
Ăn nhiều chất béo bão hòa có thể kích hoạt một số đường truyền tín hiệu gây viêm, do đó ức chế chức năng miễn dịch. Chế độ ăn nhiều chất béo cũng có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch và chức năng của tế bào bạch cầu.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu các axit béo khác nhau ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thế nào và cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người.
Điều đó cho thấy rằng ăn một chế độ ăn cân bằng giàu chất xơ và các nguồn chất béo lành mạnh có thể là một cách tốt để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Một số chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến việc thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột, làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong ruột và làm suy giảm phản ứng miễn dịch.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các chất làm ngọt nhân tạo, bao gồm sucralose và saccharin, có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lạm dụng chất ngọt nhân tạo có thể gây hại cho hệ miễn dịch.
Nhìn chung, để hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong thời điểm giao mùa nói riêng và sức khoẻ nói chung thì bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế thực phẩm và đồ uống nhiều đường và muối; thịt chế biến sẵn; thực phẩm chiên rán;... tất cả đều có ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch.
Nguồn dịch: 10 Foods That May Weaken Your Immune System
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn