10 lỗi có thể “giết chết” bản CV của bạn

07:48 | 26/04/2016;
Hồ sơ xin việc chính là công cụ đầu tiên để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tuy nhiên nếu như mắc những lỗi sau, nó sẽ trở thành thảm họa đánh chìm sự tỏa sáng và tài năng của bạn.
10-loi-lam-hong-cv.jpg

CV chính là chìa khóa để đưa bạn đến cánh cổng thành công đầu tiên. Vì vậy, bạn cần phải thể hiện bản thân một cách thật sống động trên bản giấy đó. Bạn cần phải tạo ra những dấu ấn đặc biệt của riêng mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đặc biệt với những bản CV trực tuyến, điều này càng trở nên quan trọng hơn. Bạn có thể sẽ phải chờ đợi cả tháng trời để nghe ngóng những thông tin từ nhà tuyển dụng hoặc bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được phản hồi nào từ họ.

10-loi-lam-hong-cv-2.jpg

Dưới đây là 10 sai lầm mà nếu mắc phải, có nghĩa là bạn đã tự tay phá hoại CV của mình:

1. CV của bạn không nói cho nhà tuyển dụng biết chuyên môn nghiệp vụ mà bạn hướng đến là gì.

2. CV của bạn chẳng có gì đặc biệt và giống như mọi lý lịch mẫu bình thường khác.

3. CV quá tập trung vào các nhiệm vụ và trách nhiên của bạn thay vì những thành tích mà bạn đạt được.

4. Sự tiến bộ hay thăng tiến trong sự nghiệp, học tập không được đề cập trong CV.

5. CV quá dài khiến cho người đọc ngán ngẩm.

6. CV bao gồm quá nhiều thông tin không liên quan đến ý định xin việc của bạn.

7. Bạn không trình bày cho người đọc cũng chính là người tuyển dụng bạn biết lý do tại sao bạn lại là người phù hợp với công ty, với bộ phận mà bạn đang xin vào.

8. CV của bạn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc sử dụng từ không chính xác.

9. CV của bạn trình bày quá nhiều về các phẩm chất hay kỹ năng của bản thân (theo quan điểm cá nhân của bạn) mà không cho nhà tuyển dụng biết bạn sẽ áp dụng những kỹ năng, phẩm chất đó như thế nào để hoàn thành tốt mọi công việc được giao.

10. CV của bạn mờ nhạt và không thể hiện được cá tính của bản thân bạn ở trong đó.

10-loi-lam-hong-cv-1.jpg

Có thể việc tạo ra tiếng nói cá nhân trong CV vẫn còn là một điều khá khó khăn và lạ lẫm đối với nhiều người. Tuy nhiên thực tế chỉ cần qua một đoạn giới thiệu chuyên môn ngắn, trong đó, nói rằng bạn là chuyên gia trong lĩnh vực gì và tại sao bạn làm nó hoặc bạn làm nó như thế nào, tiếng nói cá nhân sẽ được định hình.

Ví dụ nếu bạn là dân trong ngành IT (Công nghệ thông tin) bạn có thể viết như sau: “Tôi là một nhà quản lý dự án IT chuyên về lập trình các phần mềm thanh toán và kiểm toán. Tôi sẽ làm việc với các nhà phát triển phần mềm khác để xây dựng các hệ thống nội bộ thông minh và nhanh nhạy.”

Trong hai câu trên, nhà tuyển dụng sẽ chỉ cần đọc đến chữ “nhà quản lý dự án IT” là họ đã có thể biết được định hướng nghề nghiệp của bạn. Thậm chí nhà tuyển dụng sẽ chẳng cần phải đọc xuống dưới hay đọc thêm về các kinh nghiệm làm việc của bạn.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn