Muốn phòng tránh dị ứng vào mùa thu ngoài việc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao hệ miễn dịch thì bạn cũng cần chú ý tới những vấn đề như dọn dẹp nhà cửa hay chuẩn bị sẵn thuốc nếu như có tiền sử bị bệnh.
Dưới đây là 10 lời khuyên giúp bạn tránh xa dị ứng vào mùa thu:
Vào mùa thu, nấm mốc có điều kiện thuận lợi để phát triển và sinh sôi hơn. Chính vì thế mà dị ứng vào mùa thu thường trở nên phổ biến hơn. Do vậy, nếu như bạn có tiền sử dị ứng thì nên thăm và tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ.
Những nơi rò rỉ nước, thường xuyên ẩm mốc sẽ là nơi nấm mốc có điều kiện sinh trưởng và phát triển sớm nhất. Hơn nữa nấm mốc lại là một dị nguyên phổ biến gây dị ứng vào mùa thu.
Chính vì thế mà điều bạn cần làm chính là kiểm tra những khu vực có nguy cơ rò rỉ nước cao và khắc phục chúng trước khi nấm mốc có thể phát triển.
Điều này áp dụng đối với những tấm thảm, chiếu bị ngấm nước lâu ngày cũng nên vứt bỏ.
Một lời khuyên giúp bạn phòng tránh dị ứng vào mùa thu hiệu quả chính là giữ độ ẩm trong nhà ở ngưỡng 50% hoặc thấp hơn để giảm nguy cơ phát triển của nấm mốc và bụi bẩn, nhất là với những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng.
Những khu vực thấp như tầng hầm thì nên sử dụng quạt thông gió hay các loại mái giảm độ ẩm. Bạn có thể tham khảo các loại máy hút ẩm tự động cũng khá hiệu quả. Nếu như trong nhà có nhiều cây xanh, cần tính toán mức hơi ẩm do chúng gây ra và điều chỉnh lại nếu vượt ngưỡng.
Một nguyên tắc quan trọng cần nhớ chính là kiểm soát tốt các dị nguyên có thể gây ra dị ứng vào mùa thu. Thường xuyên vệ sinh chăn ga gối, thảm hay ghế sofa, những nơi dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
Nếu như bạn có kế hoạch hoạt động ngoài trời, tốt nhất là nên đi vào các ngày có ít gió, độ ẩm cao, tránh đi vào những ngày khô và có gió mạnh bởi phấn hoa có thể xuất hiện trong không khí nhiều ở những điều kiện như vậy.
Những thiết bị có tác dụng lọc không khí như điều hoà, máy lọc không khí đều cần phải làm sạch định kì, nhất là vào mùa khô hanh như mùa thu để giảm bớt bụi bẩn mà bạn có thể hít vào đường hô hấp gây dị ứng mùa thu.
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, có tới 80% các cặp tham gia nghiên cứu cho thấy, đời sống tình dục và giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi tình trạng dị ứng.
Do vậy, một trong những các kiểm soát tốt chính là giữ cho nhà cửa thông thoáng, dọn dẹp thường xuyên, hạn chế khói bụi ô nhiễm trong nhà (dầu mỡ, khói thuốc lá, mạt bụi,...)
Các thuốc chống dị ứng vào mùa thu cũng được coi là cần thiết với nhóm người có tiền sử dị ứng quanh năm hay dị ứng theo mùa. Bạn có thể hỏi bác sĩ về một số loại thuốc có thể lưu trữ được để ngăn cản các triệu chứng khó chịu như hắt hơi liên tục, sổ mũi,...
Những hoá chất tẩy rửa có trong nước cọ rửa toilet, hay các hỗn hợp khác không tốt cho người bị bệnh dị ứng hay bệnh hen suyễn.
Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên để chúng ở trong nhà, nên để ở những nơi thông thoáng gió. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo các thiết bị thông gió trong gia đình hoạt động tốt để không khí luôn được làm mới và sạch sẽ.
Đôi khi chính chất liệu làm sàn nhà có thể khiến cơn dị ứng vào mùa thu của bạn trở nên khó chịu hơn. Do vậy, nên lựa chọn các chất liệu làm sàn nhà từ gỗ hay sử dụng vải sơn lót sàn hoặc sàn bằng đá lát.
Đối với những gia đình có thói quen trải thảm sàn thì đừng quên hút bụi thường xuyên.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn