Tỏi là loại gia vị quen thuộc và thường gặp trong đời sống hàng ngày và trong những bữa ăn của chúng ta. Tỏi thuộc họ nhà hành, có vị cay nồng, thường được trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Gặp thời tiết thuận lợi thì tỏi sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng. Tỏi có dạng củ, bên trong chia làm nhiều tép nhỏ có màu vàng.
Tỏi có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng bệnh cảm cúng, chống viêm, phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm. Ngoài ra trong tỏi có chứa rất nhiều các chất bổ dưỡng cho cơ thể mà bạn có thể chưa biết.
Củ tỏi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể
Trong 1 tép tỏi (khoảng 3g) có chứa các chất quan trọng như mangan, vitamin C, vitamin B6, chất xơ, canxi, đồng, kali, photpho, sắt,... Nó còn chứa nhiều chất bổ dưỡng khác và đặc biệt có nhiều hợp chất có tác dụng cao trong chữa bệnh như diallyl disulfide, s-allyl cysteine. Tuy củ tỏi bổ dưỡng là vậy nhưng nó lại cực ít calo.
2. Phòng ngừa chứng cảm lạnh, cảm cúm
Trong củ tỏi có chứa hợp chất của sulfur có tác dụng kháng vi khuẩn và chống viêm cực mạnh. Do đó việc ăn tỏi sống hàng ngày sẽ giúp giảm tới hơn 60% nguy cơ mắc bệnh cúm vì cảm lạnh. Ngoài ra, ăn tỏi sẽ giúp bồi bổ cơ thể và mau chóng khỏe lại.
3. Giúp điều hòa huyết áp trong cơ thể
Các bệnh về huyết áp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro với sức khỏe và cơ thể. Trong củ tỏi có chứa kali, đây là chất cần thiết giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa tăng huyết áp ở người. Tuy nhiên cần phải bổ sung cho cơ thể một liều lượng tỏi nhất định thì mới có tác dụng điều hòa huyết áp. Theo như nghiên cứu thì mỗi ngày bạn cần ăn khoảng 4 tép tỏi để ổn định huyết áp tốt hơn.
4. Giảm nồng độ cholesterol, bảo vệ hệ tim mạch
Trong củ tỏi chứa chất có tác dụng giảm đi nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới hệ tim mạch. Ngoài giảm cholesterol trong máu, tỏi còn giúp chống sự hình thành huyết khối, ức chế sự tích tụ tiểu cầu, bảo vệ tim mạch tốt hơn.
5. Tỏi giúp tăng cường sinh lực cho nam giới
Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều tác dụng của củ tỏi đối với nam giới như:
Giúp tăng khả năng sinh dục ở nam giới, chỉ cần ăn 4 nhánh tỏi tươi mỗi ngày sẽ giúp tăng cường khả năng lưu thông máu đi nuôi dưỡng cho “cậu nhỏ”.
Ăn từ 1 tới 2 tép tỏi 1 lần/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng để cải thiện chất lượng tinh trùng.
Ngoài ra hợp chất Creatinine, Allithiamine được tạo bởi Vitamin B1 và Allicin là thành phần giúp loại bỏ tình trạng mệt mỏi và tăng cường thể lực cho nam giới.
6. Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ, Alzheimer ở người lớn tuổi
Các hợp chất chống oxy hóa mạnh trong củ tỏi có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi. Vậy nên việc ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ giúp giảm đi tình trạng bị mất trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer hiệu quả.
7. Cải thiện hệ xương khớp của cơ thể
Trong củ tỏi có chứa các vitamin C, B6, các khoáng chất như mangan, canxi, sắt,... có tác dụng giúp xương thêm chắc khỏe. Từ đó ngăn chặn nguy cơ loãng xương, suy yếu hệ xương khớp ở người trưởng thành hoặc người cao tuổi. Đối với phụ nữ, việc ăn tỏi sống hàng ngày sẽ giúp tăng cường nội tiết tố estrogen, giúp giảm đau nhức xương tốt hơn.
8. Phòng chống bệnh ung thư
Hợp chất Allicin có trong củ tỏi sẽ giúp làm chậm hoặc là làm ngừng đi sự phát triển của những tế bào ung thư trong cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư đại tràng đã giảm thiểu đáng kể tình trạng bệnh sau khi sử dụng tỏi.
9. Ngăn ngừa tình trạng ho, viêm họng
Ăn tỏi sống hàng ngày có thể giúp giảm đi tình trạng ho kéo dài, viêm họng xảy ra. Đó là bởi trong củ tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm mạnh như diallyl disulfide, s-allyl cysteine. Do đó tình trạng ho và viêm họng sẽ giảm đi đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn.
10. Tỏi có tác dụng gì đối với da mặt?
Hợp chất Allicin có trong củ tỏi kết hợp với vitamin C sẽ giúp cơ thể phụ nữ sản sinh collagen và nội tiết tố estrogen tốt hơn. Từ đó làn da của các chị em sẽ trở nên mịn màng, trắng sáng, tiêu diệt vi khuẩn để ngăn ngừa mụn và trứng cá xuất hiện.
Những ai không nên sử dụng củ tỏi hàng ngày?
- Người bị suy yếu thị lực, mắc các bệnh về mắt không nên ăn tỏi thường xuyên vì trong tỏi có thành phần gây kích thích mô kết mạc, màng nhầy của mắt.
- Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị như chống đông máu, chống HIV/AIDS không nên ăn tỏi sống nhiều vì nó có thể gây ra tác dụng phụ không tốt lên cơ thể.
- Tỏi có tính cay nóng, người mắc bệnh về gan, gan suy yếu thì tốt nhất không nên ăn tỏi quá nhiều.
- Người đang có thể trạng suy yếu, suy nhược lâu ngày không nên sử dụng củ tỏi quá nhiều vì dễ bị tiêu tan khí huyết, phát nhiệt,...
Tác hại của củ tỏi nếu sử dụng sai cách
- Ăn quá nhiều củ tỏi có thể khiến dạ dày gặp vấn đề, do tỏi có tính phân hủy và kích ứng mạnh với niêm mạc thành dạ dày, gây không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Nên ăn tỏi đã được băm nhuyễn và nên để trong không khí khoảng 10 - 15 phút sau mới được ăn. Đó là vì trong củ tỏi không có gốc allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn củ tỏi, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới giải phóng ra được chất allicin. Từ đó tăng cường khả năng chữa bệnh của củ tỏi.
- Ăn quá nhiều tỏi trong một thời gian có thể khiến cơ thể bị nóng trong người, gây hại cho gan, thận và dạ dày.
- Sử dụng tỏi thường xuyên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới các loại thuốc điều trị bệnh.
- Sử dụng củ tỏi ăn kèm với một số loại thịt như thịt gà, thịt chó, thịt cá trắm có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn