12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết

15:12 | 23/05/2022;
Thời tiết thay đổi thất thường có thể gây ra các triệu chứng hô hấp như ho, nghẹt mũi, sổ mũi,....

Nói chung, ho là hoàn toàn bình thường. Ho có thể giúp cổ họng của bạn sạch sẽ, tống đờm và các chất kích thích khác ra ngoài. Tuy nhiên, ho kéo dài cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh, chẳng hạn như:

- Dị ứng

- Nhiễm virus

- Nhiễm trùng do vi khuẩn

Đôi khi ho không phải do bất cứ vấn đề gì liên quan đến phổi của bạn. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể gây ho.

Bạn có thể điều trị ho do cảm lạnh , dị ứng và nhiễm trùng xoang bằng một số loại thuốc không kê đơn (OTC). Còn nếu ho có nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn cần dùng kháng sinh.

Cùng với việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể hỏi bác sĩ về các lựa chọn khác để chữa ho. Dưới đây là các biện pháp đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Mật ong giúp dịu cổ họng

Mật ong là một phương thuốc lâu đời cho chứng đau họng. Theo một số nghiên cứu thì mật ong còn có thể làm dịu cơn ho hiệu quả hơn các loại thuốc OTC có chứa dextromethorphan (DM), một chất giảm ho.

Bạn có thể trộn tối đa 2 thìa cà phê mật ong với trà thảo mộc hoặc nước ấm và chanh để giảm ho tại nhà. Mật ong làm dịu cổ họng, trong khi nước cốt chanh có thể giúp giảm tắc nghẽn. Bạn cũng có thể chỉ cần ăn 2 thìa cà phê mật ong hoặc phết lên bánh mì cho bữa ăn nhẹ.

2. Probiotics

Probiotics là những vi sinh vật có thể cung cấp một loạt các lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù chúng không làm giảm ho trực tiếp nhưng chúng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa của bạn. Sự cân bằng này có thể hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch trên toàn cơ thể.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 3.

Probiotics là những vi sinh vật có thể cung cấp một loạt các lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy số người mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên giảm sau khi được sử dụng các loại men vi sinh khác nhau, mặc dù bằng chứng vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

3. Bromelain trong quả dứa

Có một số bằng chứng nhỏ cho thấy rằng bromelain - một loại enzym chỉ có trong thân và quả dứa - có thể giúp giảm ho cũng như làm loãng chất nhầy trong cổ họng của bạn.

Để tận hưởng những lợi ích tốt nhất của dứa và bromelain, hãy ăn một lát dứa hoặc uống 100ml nước dứa tươi ba lần một ngày.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 4.

Có một số bằng chứng nhỏ cho thấy rằng bromelain - một loại enzym chỉ có trong thân và quả dứa - có thể giúp giảm ho cũng như làm loãng chất nhầy trong cổ họng của bạn (Ảnh: Internet)

Trẻ em hoặc người lớn dùng thuốc làm loãng máu không nên bổ sung bromelain. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin, hãy cẩn thận khi sử dụng bromelain vì nó có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc kháng sinh. Tốt nhất, luôn nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng các chất bổ sung mới hoặc không quen thuộc.

4. Bạc hà

Lá bạc hà được nhiều người biết đến với vô vàn công dụng chữa bệnh và là gia vị cho nhiều món ăn của người Việt. Menthol trong bạc hà có thể giúp làm dịu cổ họng và giúp thở dễ dàng hơn.

Bạn có thể hưởng lợi bằng cách uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà bằng cách xông hơi. 

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 5.

Menthol trong bạc hà có thể giúp làm dịu cổ họng và giúp thở dễ dàng hơn (Ảnh: Internet)

Để xông hơi, hãy thêm 7 hoặc 8 giọt tinh dầu bạc hà vào khoảng một cốc nước vừa đun sôi. Trùm khăn lên đầu và hít thở sâu.

5. Rễ cây cẩm quỳ

Rễ cây cẩm quỳ hay còn gọi là rễ cây Althaea officinalis (marshmallow root) đã được biết đến từ xa xưa với công dụng điều trị viêm họng và giảm ho.

Một nghiên cứu năm 2020 được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy cây cẩm quỳ có tác dụng giảm ho, làm dịu các mô bị kích thích của cổ họng và xoang. Điều này có thể là do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của cây.

Mặc dù loại thảo mộc này thường được coi là an toàn, nhưng cả rễ và lá cây marshmallow đều không được khuyến khích cho trẻ em.

6. Súc miệng bằng nước muối

Mặc dù cách chữa này có vẻ tương đối đơn giản nhưng súc miệng bằng muối và nước có thể giúp làm dịu cổ họng ngứa ngáy khiến bạn bị ho. Pha 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối với nửa lít nước ấm có thể giúp giảm kích ứng họng.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 6.

Súc miệng bằng nước muối không áp dụng với trẻ dưới 6 tuổi (Ảnh: Internet)

Lưu ý rằng vì trẻ em dưới 6 tuổi súc miệng không tốt nên tốt nhất bạn nên thử các biện pháp khắc phục khác cho lứa tuổi này.

7. Gừng giảm sưng tấy

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng gừng có thể làm giãn cơ đường thở. Điều này có thể có lợi cho các triệu chứng hen suyễn, bao gồm cả ho.

Gừng cũng có các hợp chất chống viêm có thể làm giảm viêm và sưng tấy ở cổ họng.

Nếu bạn bị ho, trà gừng là lựa chọn tốt nhất. Chất lỏng nóng có thể làm giảm kích ứng, khô và chất nhầy trong cổ họng của bạn.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 7.

Gừng cũng có các hợp chất chống viêm có thể làm giảm viêm và sưng tấy ở cổ họng (Ảnh: Internet)

Để pha trà gừng, hãy sử dụng vài lát gừng tươi. Đun sôi trong 1 cốc nước trong 10 đến 15 phút, tùy thuộc vào độ đậm của trà bạn muốn.

8. Nghệ

Củ nghệ đã được sử dụng theo cách truyền thống để chữa nhiều bệnh từ xa xưa, bao gồm cả chứng ho. Hợp chất hoạt tính của nghệ là curcumin có đặc tính chống viêm mạnh.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 8.

Hợp chất hoạt tính của nghệ là curcumin có đặc tính chống viêm mạnh (Ảnh: Internet)

Bạn nên sử dụng nghệ với hạt tiêu đen. Đó là bởi piperine, hợp chất chính trong hạt tiêu đen, làm tăng khả dụng sinh học của nghệ. Điều này hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ nghệ tốt hơn.

9. Uống nhiều nước

Một trong những cách tốt nhất để giảm cơn ho là uống nhiều nước.

Uống nước có thể giúp giảm khô cổ họng, một nguyên nhân phổ biến gây ho. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy, có thể làm dịu cơn ho và tắc nghẽn.

12 cách đối phó với cơn ho do thay đổi thời tiết tại nhà - Ảnh 9.

Một trong những cách tốt nhất để giảm cơn ho là uống nhiều nước (Ảnh: Internet)

Các chất lỏng nóng như nước soup hoặc trà rất lý tưởng để chữa ho. Nếu bạn thích đồ uống lạnh, hãy chọn đồ uống không có ga như nước hoặc trà không đường.

10. Xông hơi

Để giảm nhẹ tạm thời, hãy thử hít thở bằng hơi nước từ một nồi nước sôi. Khi nước bắt đầu sinh hơi, hãy tắt bếp và trùm một chiếc khăn lên đầu để ngăn hơi nước thoát ra. Nhưng hãy cẩn thận đừng để quá gần nếu không bạn có thể bị bỏng. Bạn cũng có thể nhận được hiệu quả tương tự bằng cách tắm nước nóng.

11. Ngậm kẹo cứng để kích thích tiết nước bọt

Stephen Russell, MD, bác sĩ tại Đại học Alabama tại khoa Y Birmingham và là một chuyên gia về nhiễm trùng đường hô hấp trên cho biết, viên ngậm hoặc các loại kẹo cứng có thể giúp kích thích tiết nước bọt, tăng tiết dịch trong miệng và làm dịu cơn ho.

Điều này đặc biệt hiệu quả như một phương thuốc chữa ho khan. TS.Russell lưu ý rằng không có nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh viên ngậm thảo dược như những viên ngậm chứa  kẽm, vitamin C và echinacea, nhưng chúng có thể có những lợi ích khiêm tốn - ngay cả khi nó chỉ là hiệu ứng giả dược - và không có loại nào trong số chúng có hại.

12. Các loại đồ uống nóng

Đồ uống nóng sẽ không làm dịu cơn ngạt mũi, nhưng chúng có thể làm dịu cơn ho tốt hơn nhiều so với đồ uống ở nhiệt độ phòng. Nhấm nháp trà nóng hoặc nước nếu bạn đang muốn làm dịu họng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn vẫn bị ho kéo dài trong vài tuần và có các biểu hiện kèm theo như khó thở, ho ra máu, dịch nhầy đổi màu, sốt, nhức đầu dù đã thử các cách giảm ho được cho phép thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp giảm ho tại nhà thì bạn cũng cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh các mặt bàn, đồ chơi,... Đặc biệt là rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi ho, ăn, vệ sinh hoặc chăm sóc người bị bệnh.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn