Đậu rồng còn được gọi là cây đậu khế hay đậu vuông, đây là loại đậu được ưa chuộng vì có hương vị ngọt và giòn. Gần như mọi bộ phận của cây đều có thể ăn được, bao gồm hoa, lá, rễ và quả. Tuy nhiên, quả là bộ phận được sử dụng nhiều để chế biến thành các món ăn.
Không chỉ là món ăn đưa miệng, đậu rồng còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Vậy đậu rồng có tác dụng gì? Giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này bao gồm những dưỡng chất gì?
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100 gam đậu rồng tươi chứa:
Dinh dưỡng | Giá trị |
---|---|
Năng lượng | 49 Kcal |
Carbohydrate | 4,31 gam |
Chất đạm | 6,95 g |
Tổng số chất béo | 0,87 g |
Folate | 66 µg |
Niacin | 0,900 mg |
Axit pantothenic | 0,059 mg |
Pyridoxine | 0,113 mg |
Riboflavin | 0,100 mg |
Thiamin | 0,140 mg |
Vitamin A | 128 IU |
Vitamin C | 18,3 mg |
Natri | 4 mg |
Kali | 240 mg |
Canxi | 84 mg |
Đồng | 0,051 µg |
Sắt | 1,5 mg |
Magiê | 34 mg |
Mangan | 0,218 mg |
Phốt pho | 37 mg |
Selen | 1,5 µg |
Kẽm | 0,39 mg |
Dưới đây là 12 tác dụng nổi bật của đậu rồng đối với sức khoẻ:
Đậu rồng là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin, bao gồm cả vitamin C và A, các loại vitamin này cần thiết cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin C giúp chống lại các gốc tự do - nguyên nhân gây tổn hại cho tế bào và có thể gây ra nhiều bệnh tật, trong đó có cả ung thư. Vitamin C cũng kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, một phần của hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Mặt khác, Vitamin A bảo vệ lớp niêm mạc trong cơ thể, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của bất kỳ mầm bệnh gây bệnh nào. Đồng thời, loại vitamin này cũng chống lại chứng viêm, một vai trò quan trọng khác trong việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Đậu rồng cũng là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách duy trì các tế bào khỏe mạnh.
Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, vitamin A trong đậu rồng còn tốt cho mắt và giúp tăng cường thị lực. Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ , vitamin A rất quan trọng trong việc sản xuất một số sắc tố giúp giác mạc của bạn nhìn thấy toàn bộ quang phổ ánh sáng. Đặc biệt, vitamin A cũng giúp giữ ẩm cho giác mạc, giữ nước và ngăn ngừa chấn thương.
Vitamin A thấp sẽ ngừng sản xuất các sắc tố này dẫn đến các vấn đề về thị lực, bao gồm cả quáng gà.
Ngoài ra, đậu rồng là một trong những nguồn cung cấp vitamin B1 hoặc thiamine dồi dào, được chứng minh là giúp tăng cường sức khỏe của mắt và ngăn ngừa các vấn đề về mắt khác nhau, bao gồm bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Thiamine cũng giúp phát triển và chữa lành các cơ và dây thần kinh ở mắt - các bộ phận có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não, giúp duy trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và não.
Đậu rồng có tác dụng gì? Đậu rồng còn tốt cho hệ tiêu hoá vì chất xơ là một trong những thành phần chính của loại thực phẩm này. Chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động đều đặn và phòng ngừa tình trạng táo bón.
Một cách để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp là ăn thực phẩm giàu protein, mà đậu rồng có thể cung cấp tới 12% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA).
Xây dựng cơ bắp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, xây dựng sức mạnh và sức chịu đựng, cải thiện sự ổn định và sức mạnh của khớp, đồng thời cải thiện sự cân bằng và phối hợp.
Tăng nồng độ huyết sắc tố là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi đậu rồng có tác dụng gì? Đậu rồng rất giàu chất sắt cần thiết cho sự hình thành huyết sắc tố Hemoglobin. Trong 100g đậu rồng tươi cung cấp khoảng 1,5mg sắt, chiếm 19% nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA).
Hemoglobin là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến mọi bộ phận của cơ thể cũng như vận chuyển carbon dioxide từ cơ thể đến phổi.
Vitamin C trong đậu rồng không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn kích thích sản xuất collagen, thúc đẩy quá trình hydrat hóa, cải thiện độ đàn hồi và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.
Bên cạnh đó, vitamin A trong đậu rồng là một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do và làm giảm sự xuất hiện của da chảy xệ, nếp nhăn và tăng sắc tố.
Đậu rồng có tác dụng gì? Trong đậu rồng có chứa folate, đây là dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ đang mang thai. Chất dinh dưỡng này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật não, cột sống.
Hơn nữa, trong đậu rồng cũng chứa sắt, dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh nở vì nó làm giảm nguy cơ mất máu ở mẹ và sinh con nhẹ cân.
Như đã đề cập trước đó, đậu rồng là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời. Những chất dinh dưỡng này có thể hỗ trợ giảm cân theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Protein làm giảm cảm giác thèm ăn nên sẽ gúp bạn ăn ít calo hơn. Ngoài ra, protein còn làm tăng quá trình trao đổi chất, làm tăng số lượng calo bạn đốt cháy. Thêm vào đó, protein cũng giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp, cần thiết để đốt cháy calo và chất béo.
- Chất xơ giúp bạn no lâu nên sẽ giảm sự thèm ăn và ăn nhiều trong ngày.
Đậu rồng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, khoáng chất chính được tìm thấy trong xương và răng. Hơn nữa, đậu rồng cũng chứa Phốt pho, chất dinh dưỡng này giúp cơ thể sử dụng canxi và tạo xương chắc khỏe.
Nói chung, một chế độ ăn bao gồm đậu rồng có thể giúp tăng cường sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương.
Tại sao đậu rồng lại có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Chất xơ, canxi và các vitamin, chẳng hạn như vitamin D, có trong đậu rồng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Hơn nữa, các chất dinh dưỡng này hỗ trợ tuyến tụy sản xuất và phân phối insulin một cách tối ưu, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu dẫn đến cân bằng lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đậu rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical, từ đó giúp bảo vệ chống lại tổn thương DNA. Đặc biệt, một nghiên cứu cho thấy các loại đậu, trong đó có đậu rồng có thể ngăn ngừa tổn thương DNA liên quan đến bức xạ tia cực tím.
Ngoài 11 tác dụng trên, đậu rồng có tác dụng gì nữa hay không? Đậu rồng còn giúp hạ huyết áp nhờ có chứa kali. Chất dinh dưỡng này giúp cân bằng nồng độ natri trong máu, giảm căng thẳng trong thành động mạch từ đó giúp huyết áp giảm.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra rằng việc tăng lượng kali trong chế độ ăn uống có thể cải thiện huyết áp ở những người bị tăng huyết áp.
Trên đây là giải đáp cho vấn đề đậu rồng có tác dụng gì? Đậu rồng có thể bổ sung theo nhiều cách vào chế độ ăn uống như luộc, xào hoặc thậm chí là ăn thô (ăn sống).
Những người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của đậu, đang bị sỏi tiết niệu, thiếu men G6PD và đang bị bệnh Gout nên hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung đậu rồng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn