Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) về các mẫu xét nghiệm mà Cục trực tiếp thực hiện.
Theo ông Long, sau khi xuất hiện tình trạng các chết hàng loạt tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, từ ngày 28/4 đến 6/5, Cục phối hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cử các đoàn công tác vào khu vực bị ảnh hưởng của để lấy mẫu và xét nghiệm.
Có 139 mẫu hải sản, rau, nước được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 97 mẫu hải sản tươi sống được lấy đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Cũng theo ông Long, trong số các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm, hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ.
Theo ông Long, sau khi xuất hiện tình trạng các chết hàng loạt tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, từ ngày 28/4 đến 6/5, Cục phối hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cử các đoàn công tác vào khu vực bị ảnh hưởng của để lấy mẫu và xét nghiệm.
Có 139 mẫu hải sản, rau, nước được lấy. Kết quả xét nghiệm cho thấy, 97 mẫu hải sản tươi sống được lấy đạt chỉ số an toàn. Còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Cũng theo ông Long, trong số các mẫu hải sản tươi sống được lấy xét nghiệm, hầu hết là hải sản đánh bắt xa bờ.
Hải sản đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Trị |
Trước đó, như PNVN đã đưa tin, từ ngày 4/4, khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Chính phủ, các bộ, ban ngành đã cử nhiêu đoàn công tác vào kiểm tra, giám sát, lấy mẫu phân tích tìm nguyên nhân các chết hàng loạt. Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định cá chết do trong nước có độc tố. Sự việc này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng bị ảnh hưởng nên Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ. Đồng thời, lập Hội đồng khoa học Quốc gia để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt.