15 khoản thu nhập không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

21:00 | 28/12/2018;
Lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tại 4 vùng sẽ điều chỉnh tăng từ ngày 1/1/2019, với mức tăng thêm từ 160.000đ đến 200.000đ tùy theo từng vùng.

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng mới bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/01/2019 như sau:

tang-luong-toi-thieu12.jpg
Từ ngày 1/1/2019, tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

 

- Vùng I: 4.180.000 đồng (tăng 200.000đ so với quy định hiện hành).

 

- Vùng II: 3.710.000 đồng (tăng 180.000đ).

 

- Vùng III: 3.250.000 đồng (tăng 160.000đ).

 

- Vùng IV: 2.920.000 đồng (tăng 160.000đ).

 

Theo quy định, đây là mức lương tối thiểu áp dụng đối với lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương tối thiểu tính đóng BHXH sẽ cao hơn ít nhất 7% so với mức lương nêu trên.

 

Khi tiền lương tối thiểu tăng lên thì mức trích đóng BHXH cũng được điều chỉnh tăng phù hợp.

 

bng.jpg

 

Những khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội

 

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐBHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như là:

 

1. Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động.

2. Tiền thưởng sáng kiến.

3. Tiền ăn giữa ca.

4. Khoản hỗ trợ xăng xe.

5. Khoản hỗ trợ điện thoại.

6. Khoản hỗ trợ đi lại.

7. Khoản hỗ trợ tiền nhà ở.

8. Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ.

9. Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ.

10. Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết.

11. Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn.

12. Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động.

13. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động.

14. Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp.

15. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn