Khi cặp sinh đôi Leon - Lisa tròn 18 tháng tuổi cũng là lúc vợ chồng Hồ Ngọc Hà - Kim Lý quyết định cho các con đi học. Cũng như nhiều em bé khác, cả hai đã có những trải nghiệm mới với thầy cô, bạn bè ở trường mẫu giáo, dù vậy Leon và Lisa cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ khi phải làm quen với một nơi hoàn toàn mới.
Không chỉ chọn cho con nơi học tập đáng mơ ước là một ngôi trường mầm non quốc tế nổi tiếng ở quận 2, TPHCM mà Hà Hồ và ông xã còn rất quan tâm tới tâm lý của các bé. Sau khoảng 1 tuần trời trải nghiệm cùng các con, Hà Hồ mới tâm sự: ''Yêu lắm, đúng 18 tháng thì đi học. Hôm nay là ngày đầu ba mẹ ra khỏi lớp 20 phút để các con tập làm quen dần''.
Các bé nhà Hà Hồ đi học từ 18 tháng tuổi.
Có thể thấy Hồ Ngọc Hà hoàn toàn cảm thấy hài lòng với mốc thời gian 18 tháng tuổi. Có lẽ đây là thời điểm mà bà mẹ 3 con cho rằng phù hợp để các con được làm quen với môi trường và bạn bè mới, rời ra vòng tay bố mẹ để khám phá thế giới bên ngoài. Chỉ sau 1 tuần có bố mẹ kề bên, cặp sinh đôi đã bắt đầu quen, không còn sợ sệt và chơi đùa rất vui vẻ cùng với các bạn khác.
Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc đi học mẫu giáo từ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tốt hơn. Ngoài ra, trẻ được đi học mẫu giáo từ sớm còn nhận được một số lợi ích cụ thể như sau:
- Phát triển tính cách, khả năng giao tiếp: Trẻ ở độ tuổi từ 10 - 18 tháng là giai đoạn vàng để phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Khi đi học, con sẽ được làm quen, trải nghiệm môi trường học tập, có giáo viên, bạn bè cùng trang lứa. Điều này giúp con học cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp.
- Tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, trẻ đi học mẫu giáo sớm có khả năng tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn, học đi, học nói sớm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.
- Phát triển trí não: Thông qua các trò chơi, tương tác ở lớp, trẻ đi học sớm có khả năng phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng tốt hơn.
- Có khả năng quản lý cảm xúc tốt: Khi đi học, giáo viên ở trường sẽ dạy bé các kỹ năng xã hội và cách kiểm soát cảm xúc của bản thân như sự thất vọng, tức giận. Qua đó, bé sẽ biết cách đối phó với cảm xúc của mình và hạn chế tình trạng bướng bỉnh, gào khóc thường thấy khi bước vào thời kì khủng hoảng tuổi.
- Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo giúp trẻ học được cách kết bạn, trò chuyện và chia sẻ đồ chơi với nhau. Trẻ cũng được hình thành khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.
- Hình thành khả năng tự lập: Đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, đi ngủ đúng giờ. Bé cũng sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.
- Đi học quá sớm khiến trẻ bị mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an và mất đi sự cân bằng nội tâm, nhất là những trẻ có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên chống đối khi lớn.
- Các chuyên gia ở Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ có vai trò lớn nhất trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên trao những trách nhiệm này cho giáo viên mầm non quá sớm.
- Trẻ đi học quá sớm có nguy cơ gặp phải căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Điều này càng nghiêm trọng khi trường áp dụng chương trình học nặng nề, nhồi nhét kiến thức.
Trên thực tế, câu hỏi này không có công thức chung và chưa có nghiên cứu nào cụ thể. Bằng chứng là ở mỗi gia đình lại quyết định cho con đi học theo các lứa tuổi khác nhau. Với các gia đình có ông bà trông nom, phụ huynh thường cho con đi học muộn một chút từ 3-3,5 tuổi. Tuy nhiên, một số khác bố mẹ phải đi làm sớm thì bé có thể đến trường ngay từ lúc vừa tròn 6 tháng hoặc chỉ vừa 1 tuổi.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ nhiều bậc phụ huynh, thời điểm thích hợp nhất để bé đi học chính là từ 18 tháng - 2 tuổi. Đây được coi là giai đoạn vàng để bé hình thành tính cách và khả năng giao tiếp xã hội. Thêm vào đó, con dễ hòa nhập hơn so với các bé đã nhận thức tốt.
Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có tính cách khác biệt nên bố mẹ cần quan sát, tìm hiểu, thậm chí là thử cho con đi học nếu cần để xem khả năng thích ứng của con mình như thế nào. Từ đó mới lựa chọn phương án cuối cùng.
- Khi quyết định cho bé đi học, phụ huynh nên dành thời gian để báo cho con biết trước bằng cách kể chuyện, tâm sự cho con về ngôi trường mới con sắp đến. Có thể thường xuyên đưa con đi qua nơi đây và chỉ cho bé để bé có sự làm quen trước. Điều này giúp tạo sự hào hứng và để con không quá bỡ ngỡ khi xa rời vòng tay bố mẹ. Con trẻ cũng rất cần những lời tâm sự, động viên của bố mẹ để tự tin hơn ở môi trường mới.
- Phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ trường mầm non cho con để có lựa chọn phù hợp nhất. Trong thời gian đi học, nếu trẻ có những biểu hiện lạ phụ huynh nên nhanh chóng tìm hiểu và báo với nhà trường để cùng giải quyết. Thông thường, trẻ sẽ mất vài tuần để quen với nơi mới, trong khoảng thời gian này sự quan tâm của giáo viên lẫn phụ huynh là vô cùng cần thiết cho con.
- Hãy báo với cô những thói quen ở nhà của bé, một số đồ dùng hay thói quen sinh hoạt hàng ngày của con. Như thế, các cô cũng sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc các bé. Thêm vào đó, trước khoảng 2-3 tuần, mẹ cũng nên hình thành nếp sinh hoạt cho con tương tự như ở trên lớp để bé làm quen.
- Bố mẹ không nên đưa con đến trường quá sớm và nên đón đúng giờ để con không phải trông đợi lâu. Khi chia tay, bố mẹ nên về ngay, không nên bịn rịn sẽ khiến tâm lý con bị ảnh hưởng. Khi đã quyết định cho con tới trường thì nên tin tưởng vào các thầy cô, sau khoảng thời gian 2-3 tuần, phụ huynh nên quan sát con mình để xem đây có phải thời điểm thích hợp để cho con đi học không và tìm ra phương án phù hợp nhất.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn