Cá hồi là loại cá rất giàu axit béo không bão hòa, DHA – các axit amin và omega có công dụng thúc đẩy sự phát triển võng mạc mắt và hệ thần kinh ở trẻ nhỏ.
Thịt cá hồi có chứa nhiều vitamin A, B, D, E và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ như canxi, kẽm, sắt, phốt pho, magie và các khoáng chất khác.
Chính vì vậy, ăn cá hồi đầy đủ và đúng cách sẽ giúp trẻ thông minh, tư duy nhanh, mắt sáng khỏe, duy trì độ chắc khỏe cho xương, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Đồng thời, các chất có trong cá hồi giúp tăng cường miễn dịch ở trẻ, phòng chống chàm, tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn. Đặc biệt, ăn dặm bằng cá hồi còn giúp phòng ngừa chứng thiếu sắt, thiếu máu và bênh thoái hoá điểm vàng cùng các vấn đề thị lực khác ở trẻ.
Cá hồi rất giàu đạm và giàu dinh dưỡng, do vậy nếu mẹ cho bé ăn quá sớm và quá nhiều có thể gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, tích trữ kim loại nặng trong cơ thể.
Ngược lại, nếu mẹ cho trẻ ăn cá hồi đúng cách và khoa học thì rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bao nhiêu tháng tuổi có thể ăn dặm món cá hồi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ nên cho trẻ ăn cá hồi nói riêng và hải sản nói chung bắt đầu khi bé được 7 tháng tuổi trở lên. Nguyên nhân là do trong cá hồi có chứa nhiều đạm dễ gây kích ứng, dị ứng cho trẻ khi ăn.
Do vậy, khi cho bé ăn dặm từ cá hồi, các mẹ nên cho bé ăn từ từ và ăn từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể trẻ.
Cá hồi rất tốt cho trẻ nhưng không phải vì thế mà mẹ có thể cho bé ăn liên tục và ăn với số lượng thoải mái. Mẹ cần cho trẻ ăn với cá hồi theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ:
– Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Có thể ăn 20-30g cá hồi/bữa. Nên ăn 1 bữa/ngày, tối đa mỗi tuần 3 bữa.
– Trẻ từ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 30-40g cá hồi/ bữa, mỗi ngày ăn 1 bữa.
– Trẻ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn từ 1-2 bữa cá hồi/ngày, liều lượng 50-60g/ bữa.
Dù cá hồi rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe trẻ, nhưng khi cho con ăn, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
– Mẹ nên xay nhuyễn cá hồi khi nấu cháo sẽ giúp bé dễ ăn hơn.
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn cháo cá hồi vì có thể kích thích hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng.
– Nếu trong gia đình có người bị tiền sử dị ứng hải sản, bạn nên cân nhắc cho trẻ ăn dặm với cá hồi muộn hơn so với tháng tuổi cho phép. Đồng thời nên cho bé ăn từng chút một để theo dõi xem con có bị dị ứng không.
1. Món ruốc cá hồi
Các mẹ có thể làm món ăn này cho con theo hướng dẫn dưới đây nhé.
Nguồn: Internet
2. Nui nướng cá hồi sốt mayonaise
Dưới đây là cách nấu món ăn này cho các bố mẹ tham khảo:
Thành quả ngon mắt cho bé.
3. Mỳ ý sốt kem nấm cá hồi
Nguyên liệu:
- 150gr cá hồi (có thể thêm hoặc dùng các hải sản khá như tôm, ngao...) thái dày mỏng tuỳ sở thích.
- Mỳ Ý (sợi tròn, dẹt hay nui tuỳ ý).
- Nấm rơm (cắt lát).
- Bơ lạt (có thể dùng bơ riêng cho trẻ, cắt 1 miếng dày 1 cm).
- 2 thìa (to và đầy) phô mai Parmensan, cheddar (có thể dùng loại túi hỗn hợp).
- 150ml sữa tươi không đường.
- 50ml kem whipping.
- 3 nhánh tỏi.
Chế biến:
- Luộc mỳ: dùng mỳ sợi bé thì luộc khoảng 6-7 phút, lúc luộc cho chút muối, nếu dùng sợi to hơn thời gian sẽ lâu hơn. Mỳ luộc xong, xả với nước lạnh để các sợi không dính.
- Làm sốt: Đun chảy bơ trên chảo nóng, cho tỏi vào đảo thơm lên và cho nấm cùng cá hồi vào đảo khoảng 30 giây. Sau đó, cho sữa và kem whipping vào nấu sôi lên, rồi cho phô mai vào đảo cho phô mai chảy ra. Lúc này, có thể thêm chút muối nếu cần. Cuối cùng cho mỳ vào đảo đều cho sợi mỳ bám sốt. Tắt bếp là xong!
Một số món ăn khác với cá hồi: Ruốc cá hồi; Cháo cá hồi rau cải; Cháo cá hồi phô mai; Cháo cá hồi đậu xanh; Cháo cá hồi rau dền; Cháo cá hồi rau ngót; Cháo cá hồi khoai lang; Cháo cá hồi cà chua…
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các mẹ đang nuôi con nhỏ, muốn chế biến cho con những món ăn với cá hồi thật ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn