2020: Phụ nữ sẽ có mặt trong đội chiến binh tinh nhuệ Gurkha

06:29 | 20/07/2018;
Trở thành chiến binh Gurkha là điều mà nhiều người ở Nepal mơ ước. Sau 200 năm, đội đặc nhiệm tinh nhuệ này đã “mở cửa” chào đón những phụ nữ kiên cường đầu tiên tham gia vào năm 2020. Bên cạnh việc rèn luyện thể chất, các nữ chiến binh Gurkha cũng được dạy tiếng Anh, dạy văn hóa và học kỹ năng bắn súng.
Gurkha là những chiến binh nổi tiếng đến từ bộ tộc ở Nepal. Họ đóng vai trò quan trọng trong các lực lượng đặc nhiệm thiện chiến của quân đội Hoàng gia Anh, Nepal, Ấn Độ, Singapore... Đây là những chiến binh tinh nhuệ, kiên cường, dũng cảm và có tính kỷ luật rất cao. Ngoài ra, chiến binh Gurkha chiến đấu vì truyền thống gia đình và bạn bè. Điều đó khiến họ càng trở nên mạnh mẽ và khó đánh bại.
Gurkha là những chiến binh nổi tiếng đến từ bộ tộc ở Nepal. Họ đóng vai trò quan trọng trong các lực lượng đặc nhiệm thiện chiến của quân đội Hoàng gia Anh, Nepal, Ấn Độ, Singapore... Đây là những chiến binh tinh nhuệ, kiên cường, dũng cảm và có tính kỷ luật rất cao. Ngoài ra, chiến binh Gurkha chiến đấu vì truyền thống gia đình và bạn bè. Điều đó khiến họ càng trở nên mạnh mẽ và khó đánh bại.
Gurkha chiến đấu cho quân đội Anh từ năm 1815. Hiện có khoảng 3.000 chiến binh Gurkha phục vụ trong quân đội Anh. Khoảng 250 tân binh được tuyển chọn mỗi năm từ Pokhara, miền Trung Nepal. Chiến binh Gurkha nhận được nhiều ưu đãi, thậm chí là khả năng được định cư ở Anh khi về hưu.
Gurkha chiến đấu cho quân đội Anh từ năm 1815. Hiện có khoảng 3.000 chiến binh Gurkha phục vụ trong quân đội Anh. Khoảng 250 tân binh được tuyển chọn mỗi năm từ Pokhara, miền Trung Nepal. Chiến binh Gurkha nhận được nhiều ưu đãi, thậm chí là khả năng được định cư ở Anh khi về hưu.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói: “Gurkha là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới. Họ có một lịch sử đáng tự nào và phụ nữ cũng có quyền tham gia hàng ngũ thiện chiến này như nam giới”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson nói: “Gurkha là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới. Họ có một lịch sử đáng tự nào và phụ nữ cũng có quyền tham gia hàng ngũ thiện chiến này như nam giới”.
Bộ Quốc phòng Anh từng có ý định chiêu mộ các nữ chiến binh Gurkha từ năm 2007 nhưng kế hoạch sau đó đã bị hoãn. Thế nhưng, sau 200 năm, cuối cùng, đội đặc nhiệm tinh nhuệ này đã “mở cửa” chào đón những phụ nữ kiên cường đầu tiên tham gia vào năm 2020.
Bộ Quốc phòng Anh từng có ý định chiêu mộ các nữ chiến binh Gurkha từ năm 2007 nhưng kế hoạch sau đó đã bị hoãn. Thế nhưng, sau 200 năm, cuối cùng, đội đặc nhiệm tinh nhuệ này đã “mở cửa” chào đón những phụ nữ kiên cường đầu tiên tham gia vào năm 2020.
Rita Rana là nữ chiến binh người Nepal đầu tiên làm việc trong quân đội Anh được tuyển chọn từ năm 2010, còn Pabin Rai làm việc từ năm 2004. Họ nhanh nhẹn, chiến đấu dũng cảm không kém gì nam giới. Chính 2 nữ chiến binh Gurkha kiên cường này là động lực thúc đẩy Bộ Quốc phòng Anh sớm tuyển nhiều phụ nữ Nepal vào đội quân thiện chiến Gurkha.
Rita Rana là nữ chiến binh người Nepal đầu tiên làm việc trong quân đội Anh được tuyển chọn từ năm 2010, còn Pabin Rai làm việc từ năm 2004. Họ nhanh nhẹn, chiến đấu dũng cảm không kém gì nam giới. Chính 2 nữ chiến binh Gurkha kiên cường này là động lực thúc đẩy Bộ Quốc phòng Anh sớm tuyển nhiều phụ nữ Nepal vào đội quân thiện chiến Gurkha.
Trở thành chiến binh Gurkha luôn được coi là niềm tự hào với các gia đình ở Nepal. Chỉ những cư dân Nepal trong độ tuổi từ 17-21 mới được đăng ký tham gia thử thách.
Trở thành chiến binh Gurkha luôn được coi là niềm tự hào với các gia đình ở Nepal. Chỉ những cư dân Nepal trong độ tuổi từ 17-21 mới được đăng ký tham gia thử thách.
Ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe, bao gồm yêu cầu về chiều cao, răng miệng. Những ứng viên từng phẫu thuật laser mắt cũng bị từ chối. Chỉ trong trong 2 phút 45 giây, các ứng viên phải chạy 800 m, leo xà 12 lần và gập bụng 70 lần. 
Các ứng viên cũng phải biết sơ qua về tiếng Anh để có thể vượt qua bài phỏng vấn. Những người theo được đến cuối cùng sẽ sẽ phải vượt qua “thử thách doko”, bao gồm đeo ba lô nặng 25kg chạy 5km trên đồi trong vòng 48 phút.
Ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn khắt khe, bao gồm yêu cầu về chiều cao, răng miệng. Những ứng viên từng phẫu thuật laser mắt cũng bị từ chối. Chỉ trong trong 2 phút 45 giây, các ứng viên phải chạy 800 m, leo xà 12 lần và gập bụng 70 lần. Các ứng viên cũng phải biết sơ qua về tiếng Anh để có thể vượt qua bài phỏng vấn. Những người theo được đến cuối cùng sẽ sẽ phải vượt qua “thử thách doko”, bao gồm đeo ba lô nặng 25kg chạy 5km trên đồi trong vòng 48 phút.
Những nữ chiến binh vượt qua bài kiểm tra đầu tiên sẽ được đưa đến Anh, trải qua khóa huấn luyện 10 tuần ở Catterick, North Yorkshire. Bên cạnh việc huấn luyện thể chất, các nữ chiến binh Gurkha cũng được dạy tiếng Anh, dạy văn hóa và học kỹ năng bắn súng.
Những nữ chiến binh vượt qua bài kiểm tra đầu tiên sẽ được đưa đến Anh, trải qua khóa huấn luyện 10 tuần ở Catterick, North Yorkshire. Bên cạnh việc huấn luyện thể chất, các nữ chiến binh Gurkha cũng được dạy tiếng Anh, dạy văn hóa và học kỹ năng bắn súng.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn