Tuổi 50, cơ thể bắt đầu xuất hiện những căn bệnh của tuổi già, trong đó có hội chứng sa sút trí tuệ. Lão hoá là quy luật tự nhiên không ai có thể tránh khỏi, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể trì hoãn quá trình này bằng những bài tập đơn giản hằng ngày.
Các nghiên cứu y học đã cho thấy tập thể dục - thể thao đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Do đó, việc duy trì một lối sống năng động bằng việc tập thể dục sẽ tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang phải đối mặt với căn bệnh sa sút trí tuệ ở tuổi già.
Sau 50 tuổi, có 3 bài tập đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, không chỉ não bộ linh hoạt mà đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ:
1. Đi bộ
Người mắc bệnh Alzheimer nên đi bộ thường xuyên. Đây là bài tập cường độ thấp, phù hợp với hầu hết người ở tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy không giống các bài tập cường độ cao khác nhưng đi bộ cũng là bài kiểm tra sức bền và thể lực là rất tốt cho cơ thể. Nếu có thể tập luyện thường xuyên, chắc chắn sẽ mang về những lợi ích thiết thực.
Trong quá trình đi bộ, cơ thể được hoạt động giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, chất dinh dưỡng được chuyển đến các cơ quan có nhu cầu. Tất nhiên, khi cơ thể vận động nhiều hơn, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được tăng cường.
Hơn nữa, việc giữ cho các chi phối hợp trong quá trình đi bộ sẽ có tác dụng rèn luyện trí não. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ nhanh hoặc tham gia các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer. Ngược lại, nếu bạn cứ ngồi một chỗ trong thời gian dài mà không vận động nhiều, tình trạng bệnh có thể không được cải thiện mà còn có thể trầm trọng hơn.
2. Bài tập ngón tay
Mỗi đầu ngón tay có hơn 3.000 thụ thể cảm nhận cơ học, chúng hoạt động như một đường cao tốc đến não của bạn. Các ngón tay hoạt động nhiều hơn sẽ giúp cải thiện các kết nối liên hợp thần kinh và kích thích các tế bào thần kinh vận động. Do đó, não bộ của con người cũng sẽ linh hoạt hơn.
Trong quá trình luyện tập, ngón tay sẽ thực hiện nhiều động tác như nắm, mở,… những động tác này không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ mà còn rèn luyện toàn bộ trí não, do đó trì hoãn tốc độ lão hóa của tế bào não, có tác dụng cải thiện trí nhớ.
3. Chơi bóng bàn
Bóng bàn là môn thể thao tốt cho não bộ. Đó là lý do mà các chuyên gia thường khuyên những người bệnh Alzheimer, người bệnh sa sút trí tuệ… nên thường xuyên chơi môn thể thao này.
Trong quá trình tập luyện bóng bàn, người chơi cần phải tập trung và phán đoán chính xác hướng đi của từng đường bóng để bắt bóng và giành chiến thắng. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể, qua đó giúp tăng cường máu lên não, giúp não bộ hoạt động linh hoạt. Ngoài ra, chơi bóng bàn còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thể lực…
Để trì hoãn lão hóa và kéo dài tuổi thọ, ghi nhớ thêm 2 lười sau
1. Lười thức khuya
Lười thức khuya có thể giảm thiểu nhiều tác hại đối với cơ thể con người. Sự xuất hiện của các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính không chỉ khiến giới trẻ mê mẩn mà đến người ở tuổi trung niên hay cao tuổi cũng sử dụng chúng trước khi ngủ. Tuy nhiên, thức khuya và nghịch điện thoại trong thời điểm này có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó gây hại cho sức khỏe.
2. Lười giận dữ
Lười giận dữ, lười suy nghĩ tiêu cực cũng là giải pháp hiệu quả giúp trì hoãn quá trình lão hóa, giúp con người trẻ lâu. Dẫu biết cuộc sống vốn nhiều khó khăn và áp lực thế nhưng việc kiểm soát trạng thái tiêu cực và giữ cho mình thái độ sống lạc quan và cởi mở sẽ phần nào giúp trì hoãn sự lão hóa, tuổi già minh mẫn và khỏe mạnh hơn.
(Tổng hợp)
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn