3 "bảo bối bổ thận tráng dương" có sẵn trong tự nhiên

13:52 | 13/05/2023;
Có câu "thực phẩm còn tốt hơn thuốc bổ", dưới đây là những thực phẩm bổ thận hoàn toàn từ thiên nhiên, vừa bổ vừa ngon lành.

Đông y cho rằng thận là nền tảng gốc rễ của hoạt động sống và nền móng của sự di truyền. Bất kể nam hay nữ, quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của các giai đoạn trong cuộc đời đều không thể tách rời khỏi sức khỏe của thận khí. 

Đối với người bình thường. không cần bổ sung quá nhiều thuốc bổ để bồi bổ thận. Chỉ cần có chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Có câu "thực phẩm còn tốt hơn thuốc bổ", dưới đây là những thực phẩm bổ thận hoàn toàn từ thiên nhiên, vừa bổ vừa ngon lành.

canh-bao-16-dau-hieu-suy-than-co-the-ban-chua-biet-20-800x450.png

Có 3 "bảo bối bổ thận tráng dương" trong tự nhiên

1. Kỷ tử 

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, quả câu kỷ tử có vị ngọt và tính bình, có thể nuôi dưỡng gan và thận đồng thời nâng cao tinh lực và thị lực của một người. 

 Kỷ tử tính bình, vị ngọt, có công năng bổ can thận, cải thiện thị lực, cường gân cốt, trừ đau thắt lưng, dùng lâu ngày kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt đối với phụ nữ trung niên bị thận hư thì đây là món ăn thích hợp nhất.

Cách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha chúng cùng 1 muỗng cà phê mật ong và một vài lát gừng. Hoặc, bạn có thể thêm quả kỷ tử vào nước trái cây và sinh tố của mình.

2. Hạt dẻ

Hạt dẻ được mệnh danh là "vua của các loại quả khô" vì không chỉ rất thơm ngon mà còn chứa lượng dinh dưỡng rất lớn.

Trong cuốn "Dược liệu bản thảo" có ghi, hạt dẻ có vị ngọt tính ấm, có thể vào tỳ, vị và kinh mạch thận, trợ giúp quá trình chuyển hóa chất béo.

Theo Đông y, loại hạt này có thể nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Đây là một vị thuốc quý trong Đông y, là thực phẩm vàng nếu được sử dụng đúng cách.

ga-ham-hat-de-la-mieng-hap-dan.jpeg

Ngoài tác dụng cho thận, thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc tên là Xu Minjie cho hay, hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C có tác dụng phòng ngừa và trị bệnh loãng xương, gân cốt đau nhức, chứng mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng không nhỏ trong việc phòng chống lão hóa. 

3. Hạt khiếm thực

Trong Đông y, khiếm thực tuy chỉ là một loại hạt bé nhỏ nhưng sở hữu vô vàn lợi ích. Khiếm thực là tên thuốc trong y học cổ truyền lấy từ nhân quả của cây khiếm thực. Dược liệu thu được là những củ nhỏ hình cầu dài, mặt ngoài đã bỏ vỏ nhẵn.

Trong tài liệu y học cổ Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc, khiếm thực là một trong những dược liệu cao cấp nhất. Nó được ví tốt ngang nhân sâm, được gọi là sâm nước. Trong sách cổ gọi là "thức ăn trẻ mãi không già, kéo dài tuổi thọ".

 

745af74429a5815910f525a6d4eaa1b7.jpeg

Đáng nói, tác dụng bổ thận tráng dương của khiếm thực còn mạnh hơn khoai mỡ; tác dụng khử ẩm tốt hơn đậu đỏ, tác dụng an thần mạnh hơn hạt sen. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khiếm thực có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng bổ thận tráng dương, cường tinh, bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, khử ẩm.

Hạt khiếm thực thường được ăn với hạt sen, tổ yến, nấm trắng, khoai mỡ, đậu lăng trắng, hoa hòe. Cho các nguyên liệu vào nồi, đun trên lửa nhỏ hầm cho đến khi chín nhừ, có tác dụng bổ thận, dưỡng dạ dày. Hoặc có thể dùng khiếm thực hầm gà, vịt, gà ác...

3 lưu ý để dưỡng thận

1. Bạn nên duy trì một giấc ngủ ngon. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa khí huyết. Không nên thức quá khuya, cần bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

2. Tập thể dục đều đặn, vì đây là cách để nuôi dưỡng thận, bạn có thể đi bộ hoặc tập một số bài tập aerobic.

3. Không được nhịn đi tiểu. Khi lượng nước tiểu dự trữ trong bàng quang đạt đến một mức nhất định mà không được thải ra dễ gây tích nước tiểu và gây hại cho thận.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn