Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, thông qua đường hô hấp. Loại bệnh này do virus Mumps (Virus quai bị) gây ra. Mặc dù là bệnh lành tính và hầu như ai cũng trải qua một lần trong đời.
Vì thế nếu không được phát hiện sớm cũng như biết cách chăm sóc đúng cách, thì rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng dẫn đến vô sinh. Do đó, bạn cần tìm hiểu dấu hiệu nhận biết qua các giai đoạn của bệnh quai bị.
Cũng giống như những loại bệnh khác, quai bị cũng được phát triển qua những giai đoạn nhất định. Từ ủ bệnh, phát bệnh và phục hồi mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng riêng.
Giai đoạn này diễn ra khá dài và nó sẽ gây khó chịu cho bạn trong khoảng từ 1 đến 2 ngày trước khi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh của loại bệnh này kéo dài trong khoảng từ 15 đến 21 ngày. Tuy nhiên, từ khi nhiễm bệnh cho đến khi phát bệnh 1 đến 2 ngày người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện gì khác lạ.
Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần trước khi phát bệnh. Là khoảng thời gian dễ lây nhiễm bệnh cho người khác nhất, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh quai bị lây lan thành dịch. Đồng thời, trước khi phát bệnh từ 1 đến 2 ngày, người bệnh sẽ có những triệu chứng khởi đầu. Nhưng ở mức rất nhẹ như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, khô miệng, biếng ăn, ăn không ngon miệng,…
Vì thế, khi thấy những dấu hiệu trên, để chắn chắn hơn. Bạn nên xin nghỉ làm hoặc nghỉ học để nghỉ ngơi. Một phần cũng phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Giai đoạn này thường phát bệnh trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của giai đoạn này chính là mang tai bị sưng (Có nghĩa là hai tuyến nước bọt nằm ở góc xương hàm, ngay bên dưới và trước tai). Tùy cơ địa từng người, có người sưng một bên có người sưng cả hai bên.
Do tuyến mang tai sưng nên không thể sờ nắn góc hàm, đây là dấu hiệu phân biệt giữa bệnh quai bị và bệnh hạch bạch huyết vùng cổ hay hàm dưới. Phần sưng bắt đầu từ má đến hàm dưới rồi đến tai, và thường có cảm giác đau phần bị sưng. Cùng với đó là các triệu chứng như sốt cao, khó nói, khó nuốt, khó chịu, sợ gió, nhức đầu.
Điều trị
Trong giai đoạn này, bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn ở nhà. Không nên đi làm, đi học để tránh gây ra tình trạng lây lan trong cộng đồng.
- Nếu cảm thấy đau bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tại nhà.
- Chườm với khăn ấm để hạ sốt.
- Uống nhiều nước.
- Ăn thức ăn dễ nuốt, dế tiêu hóa. Tránh thức ăn khó nhai, bởi như vậy sẽ làm cho hàm phải hoạt động nhiều, khiến người bệnh cảm thấy đau hơn.
Ở giai đoạn này, sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Phần sưng ở tuyến mang tai bắt đầu xẹp xuống.
- Vị trí sưng cũng giảm đau cho đến khi trở về bình thường.
- Đồng thời, người bệnh đã giảm sốt, có thể ăn, nói như bình thường.
Thông thường, người bị bệnh quai bị khi khỏi sẽ miễn dịch và không mắc lại lần nữa. Nhưng cũng có trường hợp mắc lại lần thứ hai, và lúc này sẽ trở nên nguy hiểm hơn.
Trong thực tế, người lớn khi bị bệnh quai bị sẽ nặng, và dẫn đến những biến chứng nhiều hơn trẻ em. Một số biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây ra có thể kể đến.
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới.
- Viêm buồng trứng ở nữ giới. Phụ nữ cần đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về bệnh viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị.
- Các tổn thương về thân kinh như: Viêm màng não.
- Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác.
- Viêm phổi.
- Rối loạn chức năng gan.
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu...
Do đó, cần phải nhận định và phát hiện bệnh kịp thời, và chăm sóc đúng cách để không để lại hậu quả đáng tiếc sau này.
Việc nắm rõ các triệu chứng có trong các giai đoạn của bệnh quai bị có thể giúp cho việc điều trị, được kịp thời và hiệu quả hơn. Qua đó sẽ giúp bệnh được chữa khỏi và không để lại biến chứng xấu và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh về sau.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn