Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ và giáo viên sẽ khuyến khích chúng ta rằng chỉ cần con học hành chăm chỉ, tương lai sẽ tươi sáng. Nhưng trên thực tế, học tập chỉ chiếm một phần nhỏ trong cuộc đời. Sau khi bước vào xã hội, bạn sẽ nhận ra việc phá vỡ khoảng cách giàu nghèo và rào cản giai cấp khó khăn như thế nào.
Chẳng hạn nếu bạn chăm chỉ học tập 10 năm trong một gia đình nghèo khó và làm việc chăm chỉ 10 năm sau khi bước vào xã hội, tiền lương một tháng của bạn có thể chỉ là khoản chi tiêu một ngày của đứa trẻ con nhà giàu.
Hay một ví dụ khác như này, một căn nhà hơn 1 triệu NDT và 1 chiếc ô tô trị giá hơn 300.000 NDT là tài sản bình thường mà mỗi người trưởng thành sở hữu. Thoáng qua sẽ chẳng có gì đặc biệt.
Thế nhưng, 1 sinh viên đại học mới ra trường, bước chân vào xã hội, cho dù có thể nhận được mức lương trung bình hàng tháng là 10.000 NDT, dè sẻn chi tiêu thì sau 20 năm cũng chưa chắc tiết kiệm được 1,3 triệu NDT!
Điều này để chúng ta thấy thực tế phũ phàng là xã hội không công bằng và rào cản giai cấp rất khó phá bỏ.
Khi xem phim truyền hình hay đọc sách, chúng ta đều thấy nhiều người lòng dạ khó đoán, mưu mô nham hiểm. Các tác phẩm đã phản diện đúng cuộc đời, lấy chất liệu từ hiện thực để phản ánh.
Khi bạn bước vào xã hội, mọi thứ không đơn giản. Sự phức tạp của lòng người, sự nguy hiểm của xã hội, các loại cạm bẫy và sự lọc lừa thường không dễ nhìn thấy trong tích tắc. Và ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh, khó phán đoán.
Người xấu không quá rõ ràng, đại đa số đều không tốt, nhưng cũng không xấu. Ngay cả khi nhiều người làm điều xấu với bạn, họ cũng không nghĩ rằng họ đang làm điều xấu. Mọi người chỉ đang tìm kiếm lợi ích và tránh điều bất lợi cho cá nhân. Thực tế xã hội phức tạp, lòng người khó đoán, đòi hỏi bạn phải đối phó một cách cẩn thận hơn.
Không có vấn đề lớn nào khác ngoài sinh tử. Và không có gì trong cuộc sống là không thể buông bỏ. Rất nhiều thứ hiện tại bạn quan tâm nhưng sau một thời gian, bạn sẽ phát hiện chúng căn bản không còn giá trị gì nữa. Lúc này, bạn sẽ tự hỏi tại sao ngày xưa lại ngốc nghếch, suy nghĩ thiển cận như vậy.
Chính vì vậy, đối mặt với đủ loại thực tế xã hội tàn khốc, bạn phải suy nghĩ thấu đáo, phán xét được tình hình và đưa được ra cái nhìn dài hạn.
Lấy thất tình làm ví dụ, rất nhiều người trẻ tuổi sau khi thất tình "chết đi, sống lại", cảm thấy giống như ngày tận thế. Nhưng thực tế, trong cả cuộc đời, thất tình như một con sóng nhỏ, mà hoàn toàn không thể tạo ra làn sóng lớn. Bạn có thể chọn cách đơn giản là quên nó đi, rồi thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương.
Trong cuốn sách "Nhận thức tỉnh" có nói rằng, chỉ khi một người thức tỉnh nhận thức của mình thì mới có thể thực sự trở nên mạnh mẽ hơn. Nhận thức càng rõ ràng thì hành động của người đó sẽ càng vững chắc. Nhận thức được xã hội hiện thực như thế nào, hiện thực tàn khốc ra sao thuộc phạm trù thức tỉnh nhận thức.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn