Anh Lưu, 33 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày vì thường xuyên thức khuya. Điều này khiến không ít người hoang mang.
Anh là một nhân viên sale. Ngoài giờ làm việc, anh thường xuyên phải tham gia những buổi tiệc tùng đãi khách, nên thường về nhà lúc 2-3 giờ đêm. Buổi sáng, anh Lưu vẫn phải dậy sớm để đưa con đi học, vì thế, anh thiếu ngủ trầm trọng.
Lâu dần, anh Lưu mắc chứng đầy bụng, khó tiêu nặng, rồi dẫn tới viêm dạ dày mãn tính và cuối cùng chuyển thành ung thư dạ dày.
Ngày nay, nhiều người trẻ viện lí do bận rộn, công việc nhiều mà thức khuya thường xuyên. Tờ Lancet Tumor từng đăng một bài báo chỉ ra rằng, thức khuya trong thời gian dài, làm việc và nghỉ ngơi thiếu điều độ là 1 trong những yếu tố khiến nguy cơ mắc ung thư tăng cao. Các nhà khoa học Viện công nghệ Massachusetts đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách kiểm soát nhân tạo ánh sáng trong môi trường sống của chuột. Họ phát hiện ra rằng, những con chuột thức khuya có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn đáng kể.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, những y tá làm việc ca đêm thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn đáng kể so với những người chỉ làm việc theo giờ hành chính.
Theo các bác sĩ, một số triệu chứng bất thường trước khi đi ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư:
Đau
Nếu xuất hiện cơn đau dai dẳng ở một bộ phận nào đó và không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian nghỉ ngơi, điều trị, bạn cần rất cảnh giác. Bởi nó có thể là dấu hiệu bệnh ung thư đã xuất hiện và gây tổn thương cho cơ thể.
Ho khan kéo dài
Nếu trong khi ngủ, bạn có triệu chứng ho khan tái đi tái lại kèm theo tức ngực, sốt, ho ra máu, khan tiếng và các triệu chứng bất thường khác, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Sốt
Cơ thể có thể bị sốt do nhiều nguyên nhận như cảm lạnh, viêm… Nhưng nhìn chung các cơn sốt đều có thể thuyên giảm nhanh bằng cách điều trị tích cực. Nếu bạn bị sốt không rõ nguyên nhân, kèm các dấu hiệu như đổ mồ hôi khi ngủ, ho, ngứa da… thì bạn nên cảnh giác với bệnh ung thư hạch.
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy cơ thể hơi co giật dù đang ngủ say. Hiện tượng này cũng khiến nhiều người lo lắng.
Các bác sĩ giải thích, rung giật đột ngột trong khi ngủ nói chung là một phản ứng sinh lý bình thường và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các cơn đau dai dẳng ở một số bộ phận trên cơ thể, ho khan lặp đi lặp lại, sốt lặp đi lặp lại và các triệu chứng khác, bạn nên cảnh giác với dấu hiệu ung thư sắp đến và phải đi khám càng sớm càng tốt.
Theo thống kê, hơn 70% người trưởng thành từng gặp phải triệu chứng cơ thể bị rung, giật đột ngột khi đang ngủ. Đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này?
Thực tế, hiện tượng rung, giật cơ thể khi đang ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân thường là do làm việc quá sức, căng thẳng, cơ thể thiếu canxi,… khiến cơ thể bị co thắt khi ngủ.
Để ngăn ngừa điều này, bạn nên tuân thủ 2 nguyên tắc sau để cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi:
Đặt quy tắc làm việc và nghỉ ngơi
Hãy cố gắng đặt ra quy tắc để đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tuân thủ theo đồng hồ sinh học của cơ thể, đảm bảo thời gian ngủ đủ thời gian 7-9 tiếng/ngày.
Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng nên duy trì giờ giấc sinh hoạt hợp lý, đi ngủ đúng giờ mỗi ngày và đồng thời đảm bảo nằm ngủ đúng tư thế để cơ thể có thể phục hồi tốt nhất sau thời gian làm việc.
Thay đổi thói quen, sống tích cực
Bảo vệ sức khỏe trước hết bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sống.
Thói quen sinh hoạt tích cực sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng trước các loại bệnh tật. Duy trì việc tập thể dục đều đặn có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể. Hàng ngày, bạn nên thực hiện một số động thác thể dục kéo giãn cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ, hoặc nghe nhạc thư giãn để có giấc ngủ sâu hơn.
Bạn nên hạn chế dùng đồ uống chứa caffein, các chất kích thích và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Khi có những triệu chứng bất thường thì cần đến bệnh viện để tầm soát kịp thời, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư cần cảnh giác hơn và kiên trì đi khám thường xuyên để loại trừ những nguy cơ tiềm ẩn.
Ung thư hình thành không phải trong một hai ngày mà phải có quá trình chuyển biến, đặc biệt sau khi phát hiện sớm tổn thương thì việc điều trị can thiệp càng sớm sẽ giúp hiệu quả sau can thiệp tốt hơn, tác hại được giảm thiểu.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn