Có lẽ người nổi tiếng nhất trong số những nhà khoa học nữ này là Rosalind Elsie Franklin (1920-1958). Franklin là một nhà hóa học người Anh, đã nghiên cứu tìm ra cấu trúc phân tử của DNA (deoxyribonucleic acid). Thế nhưng, vai trò của bà trong phát hiện mang tính cách mạng này đã không được công nhận cho đến khi bà qua đời.
Trong thực tế, mặc dù Franklin đã thu được hình ảnh đầu tiên của sợi DNA bằng cách sử dụng tinh thể học X-quang và lúc đấy bà đang viết một số bài báo làm rõ những phẩm chất cấu trúc của DNA, nhưng phát hiện chưa được công bố này của bà đã được chia sẻ với những người khác.
Vào năm 1953, nhà sinh học người Mỹ James D. Watson và nhà vật lý học người Anh Francis Crick đã tạo được tiếng vang cho khám phá cấu trúc xoắn kép ba chiều của DNA trong bài báo "Cơ cấu phân tử của Axit nucleic: cấu tạo cho axit nucleic deoxyribose" trên tờ Nature số 171. Mặc dù bài viết chú thích rằng nghiên cứu được phát triển từ những kiến thức tổng quát chưa được công bố của Franklin, nhưng nó đã giúp Watson và Crick nhận giải thưởng Nobel vào năm 1962. Rosalind Franklin tiếp tục làm việc trong các dự án liên quan đến DNA trong 5 năm cuối đời. Bà qua đời vì căn bệnh ung thư buồng trứng ở tuổi 38 năm 1958.
Một sự việc tương tự đã xảy ra khi Chien-Shiung Wu (1912-1997), một nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ gốc Hoa, đã phản bác lại một định luật của vật lý nhưng phát hiện của bà lại được ghi nhận cho hai nhà vật lí lý thuyết nam là Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang, những người ban đầu đã giúp Wu trong việc nghiên cứu để bác bỏ định luật ngang bằng. Các thí nghiệm của Wu đã dùng cobalt-60, một dạng phóng xạ của kim loại coban để minh chứng, kết quả đã lật ngược định luật này một cách thuyết phục và mang đến giải Nobel cho Yang và Lee vào năm 1957 mà không có mặt Wu. Mặc dù vậy, sự thông tuệ về mặt chuyên môn của mình, Wu đã khiến giới khoa học đặt cho bà các biệt danh như "Đệ nhất phu nhân vật lý", "Quý bà Curie của Trung Quốc" hay "Nữ hoàng nghiên cứu hạt nhân". Bà qua đời sau một cơn đột quỵ vào năm 1997 ở New York.
Mặc dù đã có nhiều bước tiến trong trong cuộc đấu tranh giành nữ quyền sau những năm 1950, khi những khám phá của Franklin và Wu đã bị các nhà khoa học nam vượt qua, một sự kiện tương tự vẫn xảy ra với Jocelyn Bell Burnell (15/7/1943), một nhà thiên văn học người Ireland đã phát hiện ra ẩn tinh đầu tiên (ngôi sao không thấy được bằng mắt thường mà chỉ có thể được phát hiện qua sóng vô tuyến) ngày 28/10/1967 khi đang là một nghiên cứu sinh sau đại học 24 tuổi ở Cambridge.
Tuy là người đầu tiên quan sát thấy ngôi sao đó, Jocelyn Bell Burnell đã không nhận được những lời khen ngợi ban đầu liên quan đến khám phá này mà Antony Hewish, người hướng dẫn của bà, đã giành giải Nobel Vật lý năm 1974 (cùng Martin Ryle) trong khi Bell Burnell không có tên trong đó. Trong những năm gần đây, Bell Burnell đã công khai thảo luận việc mình là một trong những nhà khoa học nữ bị lãng quên. “Vào thời điểm đó, khoa học vẫn được xem là dành cho những người đàn ông”, Bell Burnell cho biết.
Ba nhà nữ khoa học nữ này không phải là những cái tên duy nhất mà những khám phá, phát hiện của họ được ghi nhận cho nam giới. Như Lise Meitner (1878-1968), một nhà vật lý người Áo, đã nghiên cứu về sự phân hạch hạt nhân nhưng Otto Hahn, một đồng nghiệp nam đã giành giải Nobel Hóa học năm 1944 cho khám phá này. Hay Esther Lederberg (1922 - 2006), một nhà vi sinh vật học người Mỹ đã cho ra đời phương pháp Lederberg vẫn được sử dụng đến ngày nay, nhưng chồng bà lại nhận được giải thưởng Nobel vào năm 1958 cho nghiên cứu đó… Và danh sách này vẫn không dừng lại ở đây.