Bạn không biết làm thế nào để sắp xếp tài chính của mình? Bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định mục tiêu tài chính trước. "Sau đó, hãy ưu tiên cho những mục tiêu này, cho dù đó là đi du lịch, theo đuổi việc học hay mua chiếc xe mơ ước", Cassandra Wee - Trưởng bộ phận Bảo hiểm tại SingSaver, cho biết điều quan trọng là phải thiết lập một quỹ khẩn cấp với thu nhập từ ba đến sáu tháng để chuẩn bị cho bất kỳ chi phí bất ngờ nào có thể ập đến.
Bạn nên tự động hóa kế hoạch tiết kiệm của mình trước tiên. "Thiết lập kế hoạch tiết kiệm tự động với để đảm bảo số tiền cố định được sử dụng theo mục đích chính xác. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu tài chính".
Chia sẻ về vấn đề này, ba người phụ nữ ở Singarpore đã đưa ra suy nghĩ và cách thức để họ quản lý ngân sách. Hãy cùng lắng nghe và tham khảo.
Jay Min cố gắng duy trì ngân sách 500 đô la (12 triệu) mỗi tháng và tiết kiệm phần còn lại. Cô vẫn đang sống với gia đình, nên chỉ cần trả hóa đơn điện thoại, khoảng 50 đô la (1,2 triệu) một tháng.
Đối với những sản phẩm có giá trị lớn, Jay Min sẽ suy nghĩ rất lâu trước khi thanh toán. Nếu cô ấy vẫn muốn mua nó sau một vài tháng suy nghĩ thì lúc đó mới quẹt thẻ thanh toán. Jay Min cũng thường xuyên lên sàn thương mại điện tử tìm kiếm các chương trình giảm giá và sẽ mua số lượng lớn nếu thứ đó cần sử dụng hàng ngày. Cô ấy cũng chọn các sản phẩm giá rẻ hơn. Ví dụ, Jay Min luôn đi phương tiện công cộng thay vì đi xe ôm.
"Tôi rất tiết kiệm và chỉ tiêu 15% lương mỗi tháng. Tôi không có nhiều hóa đơn phải trả, chỉ có hóa đơn điện thoại và hóa đơn thẻ tín dụng. Tôi chủ yếu tiêu vào việc ăn uống và sinh hoạt. Tôi ít khi đi mua sắm quần áo, giày dép hay hàng hiệu. Tôi tiết kiệm và đầu tư phần tiền lương còn lại của mình", Kendra Tan chia sẻ.
Kendra Tan tin rằng những gì làm ở tuổi 20 sẽ là kết quả trong tương lai. Đó là lý do tại sao Kendra Tan tiết kiệm và đầu tư rất nhiều tiền vì cô muốn tận hưởng cuộc sống và có thể nghỉ hưu sớm. Tiết kiệm tích cực khi bạn còn trẻ là điều quan trọng, nhưng khi đã có khoản tiết kiệm khẩn cấp từ sáu tháng đến một năm, thì nên chuyển sang đầu tư vì gửi quá nhiều tiền tiết kiệm cũng sẽ không hiệu quả lắm.
"Tôi tin tưởng vào suy nghĩ tài chính dài hạn và không bỏ tất cả trứng vào một giỏ cũng như không tiêu tiền vào cổ phiếu. Tôi đầu tư tiền của mình vào các trái phiếu mang tính ổn định và ít biến động hơn. Dù là gì đi chăng nữa, tôi cũng sẽ không gửi tất cả tiền vào ngân hàng".
Jayeeta Mazumder nghĩ rằng mình luôn có ý thức về tiền bạc. Cô có một cuộc sống đơn giản như không thường xuyên đi du lịch, không đi spa hoặc chỉ thỉnh thoảng ra ngoài ăn uống. Cô cũng rất quan tâm đến tác động của việc tiêu dùng đối với môi trường, vì vậy sẽ cố gắng ít mua sắm hoặc hoặc mua sắm thông minh hơn để bất cứ thứ gì đều được sử dụng lâu nhất có thể. "Tôi tiết kiệm và đầu tư khoảng 75% tiền lương của mình mỗi tháng. Nhưng điều đó đã thay đổi một chút vì tôi đã có em bé vào đầu năm nay. Tôi vẫn quản lý để dành 65% lương của mình", Jayeeta Mazumder chia sẻ thêm.
Phương châm của Jayeeta Mazumder về tiền rất đơn giản: Tiết kiệm và đầu tư đủ để không phải lo lắng nhiều cho cuộc sống sau này. Một câu hỏi hay mà cô thường tự hỏi bản thân: Rằng liệu tôi có đủ khả năng chi trả cho lối sống hiện tại của mình ở tuổi 60 không? Nếu câu trả lời là không, tức là cô vẫn chưa làm đủ để kiếm tiền nhiều hơn.
"Món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng cho bản thân vào cuối độ tuổi 20 đến đầu tuổi 30 là một cố vấn tài chính. Là một bà mẹ, công việc lại chiếm hết quá nhiều thời gian thì việc có một người giúp lập kế hoạch tài chính trước và sau khi sinh con sẽ giúp giảm đi căng thẳng rất nhiều. Một kế hoạch tổng thể bao gồm lập ngân sách, đầu tư, chính sách bảo hiểm, hưu trí và bất động sản. Tôi chủ yếu chơi an toàn khi nói đến chiến lược đầu tư và bỏ tiền vào những cổ phiếu ít biến động", Jayeeta Mazumder chia sẻ thêm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn