- Tiêm phòng vacxin virus viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Đồng thời tiêm phòng vacxin các bệnh viêm gan siêu vi khác theo khuyến nghị của bộ y tế.
- Đối với những người chăm sóc trẻ, đặc biệt là những người bị viêm gan cần hết sức chú ý tránh lây nhiễm virus viêm gan cho trẻ. Tuyệt đối không mớm cho trẻ ăn. Trẻ em cần có bát đũa, thìa, khăn mặt và các vật dụng cá nhân riêng để tránh phơi nhiễm virus viêm gan, phòng tránh xơ gan ở trẻ em.
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, không để trẻ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của những người mắc các bệnh lý về gan như viêm gan B, C, E,…
- Phụ nữ mang thai cần được sàng lọc bệnh để có những biện pháp phòng tránh xơ gan ở trẻ em hiệu quả, áo dụng từ khi mang thai đến khi sinh.
- Tất cả trẻ em sinh ra từ phụ nữ bị nhiễm viêm gan siêu vi nên được xét nghiệm để đánh giá và ngăn ngừa sớm. Việc can thiệp sớm có thể phòng tránh xơ gan ở trẻ em khởi phát.
- Những trẻ em được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan cần có chế độ theo dõi phù hợp. Sinh hóa gan định kỳ, ít nhất là hàng năm để đánh giá tiến triển bệnh và can thiệp kịp thời.
- Tiêm phòng vacxin các bệnh về gan theo khuyến nghị của bộ Y tế.
- Khi thấy trẻ có các triệu chứng mắc các bệnh về gan thì nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lâu có thể biến chứng sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
- Khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng một lần để chẩn đoán và phát hiện các bệnh liên quan đến gan sớm. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp gan phục hồi, ngăn ngừa sẹo gan, phòng tránh xơ gan ở trẻ em hiệu quả.
- Một trong những bệnh gây xơ gan phổ biến chính là gan nhiễm mỡ. Do đó, các bậc phụ huynh không nên quá nhồi nhét trẻ ăn uống. Điều quan trọng nhất là cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao và độ tuổi, phòng tránh béo phì, ngừa gan nhiễm mỡ, từ đó giúp phòng tránh xơ gan ở trẻ em.
- Nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh di truyền có ảnh hưởng đến gan như bệnh Wilson, hội chứng thiếu alpha1-antitrypsin, bệnh dự trữ glycogen, Tyrosinemia, xơ nang,.... thì trẻ cần được thăm khám và theo dõi thường xuyên để kiểm soát phát triển bệnh xơ gan.
- Thực phẩm cho trẻ cần đảm bảo nguồn gốc an toàn, ăn chín uống sôi. Ưu tiên các thực phẩm tươi sống, thanh đạm, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và có nhiều chất bảo quản. Việc này giúp giảm bớt áp lực cho gan, gan không cần quá sức để đào thải độc tố, giúp phòng tránh xơ gan ở trẻ em hiệu quả.
- Tất cả các thuốc bổ gan hay điều trị gan dành cho trẻ em cần được sự chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không tự ý mua và cho trẻ uống thuốc bởi thuốc được xử lý trực tiếp tại gan, dùng sai có thể gây tổn thương gan nhanh chóng.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau cho trẻ bởi đây là loại thuốc khiến cho các tế bào gan bị tăng áp lực trong quá trình đào thải.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể trẻ bằng cách sinh hoạt và ăn uống khoa học, khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao đều đặn.
Các phương pháp phòng tránh xơ gan ở trẻ em chủ yếu hướng tới mục đích ngăn gan bị tổn thương, đặc biệt là tổn thương do bệnh tật. Việc này yêu cầu sự chu đáo, quan sát tỉ mỉ sức khỏe của trẻ. Việc phát hiện sớm và hạn chế các tổn thương gan sẽ giúp gan phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa sẹo gan và xơ gan.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn