30% cà phê trên thị trường là giả

21:36 | 14/07/2016;
1/3 mẫu cà phê trên thị trường có hàm lượng caffeine rất thấp, thậm chí không có. Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp đã dùng ngũ cốc làm cà phê giả.
Trong tháng 6, 7/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã thực hiện chương trình khảo sát hàm lượng caffeine trong 253 mẫu cà phê đen tại 4 tỉnh, thành phố của Việt Nam gồm: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương và Sóc Trăng.

Mẫu khảo sát được mua ngẫu nhiên tại các địa điểm kinh doanh cà phê khác nhau gồm: Cà phê quán (cửa hàng lịch sự); quán cà phê nhỏ (quán cóc); căn tin bệnh viện; cà phê vỉa hè và xe đẩy.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới gần 1/3 lượng cà phê được tiêu thụ (chiếm 30,04%) có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/l), đặc biệt đáng báo động trong đó có tới 5 mẫu hoàn toàn không caffeine và có tới . Các mẫu này đều được tìm thấy từ các điểm bán cà phê nhỏ, vỉa hè, quán cóc và cà phê bệt.
cafe1.jpg
 
Đặc biệt, số mẫu cà phê không chứa caffeine chiếm đến 48% số mẫu cà phê lấy ngẫu nhiên ở các xe đẩy, căng tin bệnh viện, vỉa hè.

Tuy nhiên, Vinastas nhận định, đợt khảo sát nhanh này mới đưa ra bức tranh phác thảo về cà phê đang được tiêu thụ trên thị trường. Cần có những nghiên cứu về nhiều chỉ tiêu hơn, ở địa bàn rộng hơn để có bức tranh đầy đủ hơn về cà phê pha ở Việt Nam, nhất là về chất lượng, vệ sinh an toàn của đồ uống phổ biến này.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, cà phê không có caffeine (hoặc có nhưng hàm lượng thấp) là loại cà phê độn ngũ cốc rang cháy, trộn thêm hương liệu.

Nguyên liệu để làm cà phê giả là cau đắng, ngô và đậu nành, hương liệu hóa chất. Vỏ quả cau vốn đã đắng, nay được nướng cháy thành than nên khiến người tiêu dùng nhầm thành vị đắng cà phê. Hương liệu hóa chất dễ dàng mua tại các cửa hàng hương liệu với nguồn gốc khó đảm bảo sự an toàn. Hạt ngô, đậu nành tạo ra bột tương đối giống cà phê. Đồng thời sau khi rang các loại hạt này cũng tạo nên độ thơm, ngậy.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn