Ước tính chỉ có khoảng 15 triệu người Do Thái trên thế giới, những họ là những người tạo nên phần lớn tầng lớp ưu tú. Đại học Harvard, Đại học Yale và các trường thuộc Liên đoàn Ivy có tỷ lệ người Do Thái lớn hơn cả.
Trong top 40 người giàu nhất của danh sách "Forbes", 18 người trong số họ là người Do Thái, chiếm 45%. Ngoài ra còn có một số nhân vật nổi tiếng cũng là người Do Thái, chẳng hạn như Bill Gates, Buffett, Chaplin, Rockefeller...
Kể từ khi giải Nobel được thành lập, người Do Thái giành được nhiều giải thưởng nhất, với 20% giải hóa học, 25% giải vật lý, 27% giải thưởng y học và gần 50% giải thưởng kinh tế. Đằng sau những thành công đó là bí quyết được nhiều thế hệ người Do Thái tiếp giữ và truyền nối suốt nhiều đời.
Nhiều người đang thắc mắc tại sao người Do Thái kinh doanh giỏi đến vậy và họ đã làm giàu như thế nào? Làm thế nào để đi lên từ con số không?
Một nhà thông thái từng nói: "Chúng tôi không chỉ tin vào Chúa mà còn vô cùng ngưỡng mộ một sinh vật: con tôm hùm. Nó là một loài nhuyễn thể sống dưới lớp vỏ cứng. Trong quá trình sinh trưởng, cơ thể bên trong của con tôm sẽ lớn lên và dần vượt xa kích thước của lớp vỏ.
Một con tôm hùm sẽ trải qua nhiều lần lột xác trong cuộc đời của nó. Chìa khóa cho sự phát triển của tôm hùm là nhẫn nại và can đảm. Nếu chỉ sống trong chiếc vỏ bọc, nó sẽ không bao giờ lớn lên".
Hình minh họa. Ảnh: My Jewish Learning
Trong lịch sử, người Do Thái đã phải lưu lạc khắp nơi. Sau đó, người Do Thái cũng nhận ra rằng việc kinh doanh ở châu Âu với bản sắc dân tộc của họ là không khả thi.
Vì vậy, vào thời điểm này, họ đã mở rộng thị trường sang nhiều khu vực khác trên thế giới. Nhờ sự nhanh nhạy, người Do Thái đã tìm kiếm được nhiều vùng đất mới và từ đó phát triển công việc kinh doanh của mình.
Dưới áp lực của thời cuộc, người Do Thái chọn đổi mới, và họ đã thành công. Nếu chỉ cố gắng bám trụ tại một nơi, rõ ràng họ sẽ không thể tìm ra hướng đi mới và tìm thấy cơ hội làm giàu.
Con người sống trên đời, mỗi giây đều là suy đoán. Ngay cả sinh tồn cũng là hành động có ý thức suy đoán. Theo quan điểm của người Do Thái, rủi ro trong đầu tư và lợi nhuận là tỷ lệ thuận, rủi ro và lợi tức là anh em song sinh. Vì vậy, dám đầu tư đã là một hành vi kinh doanh rất khôn ngoan và dũng cảm.
Người Do Thái quan niệm rằng "rủi ro càng lớn thì phần thưởng càng lớn", "của cải là cái đuôi của rủi ro". Hãy chấp nhận đầu tư cho dù có nhiều rủi ro, vì chỉ khi chạm vào rủi ro, bạn mới tìm thấy sự giàu có.
Người Do Thái được mệnh danh là dân tộc có thể tìm thấy vàng trong đống cỏ khô mục nát. Điều này chứng minh rằng quan điểm của họ khác biệt với số đông.
Một doanh nhân người Do Thái đã từng xử lý đống rác và trở thành triệu phú. Vào thời điểm đó, "Tượng Nữ thần Tự do" đã được tân trang lại ở bang New York, Hoa Kỳ. Do đó, rất nhiều chất thải được loại bỏ khỏi bức tượng và cần được vận chuyển và xử lý.
Lãnh đạo của địa phương đã tổ chức đấu thầu, nhưng sau một vài tháng, không ai phản hồi. Khi một doanh nhân Do Thái nghe tin, anh ta vội vã đến hiện trường và ký vào bức thư sau khi xem đống phế liệu một lúc lâu.
Nhiều công ty vận tải đã chế giễu động thái "ngu xuẩn" của anh, bởi ở địa phương có quy định rất khắt khe, nếu sai sẽ bị truy tố, làm không cần thận có thể "tiền mất tật mang". Nhưng những gì xảy ra tiếp theo đã làm choáng váng những người giễu cợt ban đầu.
Hình minh họa. Ảnh: Depositphotos
Thương gia Do Thái đã làm 4 điều:
Thứ nhất, phân loại chất thải. Thứ hai, đúc đồng phế liệu thành tượng, và xử lý các khối xi măng và gỗ vụn thành đế. Thứ ba, biến chì phế thải và nhôm phế thải thành chìa khóa của New York Plaza. Cuối cùng, đóng gói và bán bụi và đặt tên là: "Bụi của Tự do".
Chỉ trong hai tháng, các thương gia Do Thái đã biến đống rác này thành 5,32 triệu USD.
Dưới con mắt của những người bình thường, đây thực sự chỉ là những thứ rác rưởi. Nhưng trong mắt các thương gia Do Thái, đó là một kho báu đắt giá.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng tại sao người Do Thái có thể xây dựng một "đế chế tài chính". Bởi vì họ có tư duy hướng tới tương lai và không hạn chế để dự đoán trước sự phát triển và tiềm năng trong những thứ không ai nghĩ tới. Điều này cũng đúng trong kinh doanh.
Hai trong số những công ty tiêu biểu nhất hiện nay là Apple và Tesla. Tên thực tế, cả Jobs và Musk đều là người Do Thái. Không nghi ngờ gì khi cả hai đều theo đuổi sự tiến bộ và đổi mới trong cách nhìn của họ về cuộc sống. Một người đã lật đổ quan điểm về điện thoại di động và ô tô thông thường.
Mục đích và ước mơ ban đầu của Steve Jobs khi thành lập Apple là biến điện thoại di động của mọi người trở nên cá nhân hóa. Apple ra đời đã thay đổi hoàn toàn "cuộc chơi" và vẫn tiếp tục phát triển đến ngày hôm nay.
Trong khi đó, Tesla là một nhà cách mạng dẫn đầu các phương tiện năng lượng mới. Xét về nhiều mặt, những hãng xe truyền thống có lịch sử hàng trăm năm đã bị tụt hậu rất xa. Và Tesla cũng mang về cho Elon Musk số tiền khổng lồ.
Phải thừa nhận rằng hai nhân vật Jobs và Musk thực sự có tầm nhìn xa, dám nghĩ dám làm, không phải để làm hài lòng người khác mà để làm hài lòng bản thân.
Những người nghiệp dư, những người bình thường chỉ biết tập trung vào việc tạo ra thu nhập, nhưng những người chuyên nghiệp biết cách để tiền đẻ ra tiền. Chỉ một thay đổi nhỏ trong lối tư duy cũng đủ biến một người từ nghiệp dư thành chuyên nghiệp, và ngược lại.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn