Nhắc đến những triệu chứng cảnh báo bệnh gan, chúng ta không thể bỏ qua vàng da hay vàng mắt, ngứa ngáy, đau vùng bụng dưới sườn phải, nước tiểu đậm chán ăn… Tuy nhiên, một số bất thường lặp đi lặp lại ở vùng miệng cũng có thể cho thấy gan đã bị tổn thương.
Vì vậy, nếu miệng liên tục gặp phải 4 điều khó chịu sau đây, tốt nhất là bạn nên đi khám gan càng sớm càng tốt:
Xét trên góc độ y học, tình trạng loét miệng dai dẳng thường liên quan tới kích ứng miệng, ung thư miệng nhiều nhất. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy gan bị tổn thương.
Điểm khác biệt của loét miệng do kích ứng miệng thông thường có thể thuyên giảm hoặc điều trị hiệu quả với thuốc. Còn loét miệng do ung thư miệng thì kéo dài nhưng có xu hướng lặp đi lặp lại ở cùng những vị trí giống nhau. Với bệnh về gan, loét miệng có thể xảy ra ở nhiều nơi trong khoang miệng và không theo bất kỳ quy tắc nào, dùng thuốc không thể chấm dứt.
Bởi trong điều kiện chức năng gan bình thường, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thì có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi gan mắc bệnh, sức đề kháng và khả năng miễn dịch giảm sút, khó có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Bệnh gan, men gan nóng cũng gây ra “bốc hỏa” nên thường bị loét miệng. Những vết loét chưa kịp lành chỗ này đã mọc thêm chỗ khác và thường đi kèm hôi miệng, hơi thở khô nóng.
Gan là cơ quan trao đổi chất lớn nhất trong cơ thể chúng ta, amoniac (chất khí có mùi khai) sinh ra từ quá trình trao đổi chất có tác dụng thải độc nhất định đối với cơ thể. Rất nhiều amoniac được tổng hợp thành urê qua gan và sau đó được bài tiết qua thận.
Nhưng khi tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng sẽ làm suy yếu tác dụng khử amin, làm tăng nồng độ amoniac trong máu, gây lắng đọng một lượng lớn amoniac. Một số amoniac sẽ được tống ra ngoài khi trung tiện (xì hơi), và một số khác (phần nhiều hơn) sẽ được thở ra bằng miệng, gây ra hiện tượng hôi miệng.
Ảnh minh họa
Tương tự như hôi miệng, đắng miệng cũng xảy ra khi chức năng gan suy giảm. Bởi vì lúc này, gan không kịp chuyển hóa các chất độc trong cơ thể. Đồng thời, việc vận chuyển mật cũng bị rối loạn, cộng với tính kích thích mạnh sẽ gây ra hiện tượng khô miệng, đắng miệng. Theo các nghiên cứu lâm sàng, tình trạng này thường xảy ra phổ biến nhất và nặng nhất vào buổi sáng.
Thông thường chúng ta cảm thấy khô môi là do thời tiết khô hanh hoặc cơ thể đang thiếu nước. Nhưng lúc này, chỉ cần bổ sung đủ nước hoặc dưỡng ẩm cho môi thì tình trạng này sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên khi đã uống nước và dưỡng ẩm đầy đủ nhưng môi vẫn còn tình trạng khô tróc nứt nẻ thì rất có thể nguyên nhân là do gan đang bị tổn thương.
Thông thường, phần lớn nước có thể được gan để lại trong quá trình trao đổi chất, và chất thải trao đổi chất và độc tố trong cơ thể được bài tiết ra ngoài cùng với một phần nhỏ nước. Tuy nhiên, sau khi gan xảy ra tổn thương, phần lớn nước sẽ bị bài tiết ra ngoài theo chất thải trao đổi chất, làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể, không thể giữ ẩm cho các mao mạch và tuyến bã nhờn của môi, dẫn đến môi nứt nẻ và bong tróc.
Ngoài ra, bởi vì gan có chức năng giải độc, khi hoạt động không bình thường sẽ khiến quá trình này rối loạn. Từ đó dẫn đến máu chứa độc tố tác động xấu đến môi, đặc biệt là gan có vấn đề sẽ gây nóng trong người cũng là nguyên nhân khiến da bong tróc, nứt nẻ, nhất là ở vùng môi hoạt động nhiều.
Hầu hết môi nhợt nhạt đều có liên quan đến bệnh thiếu máu, tích tụ độc tố, trao đổi chất kém nên có thể liên quan tới bệnh về gan.
Trong cuộc sống hàng ngày, môi luôn ẩm và hồng do bên dưới lớp da môi được bao phủ bởi một hệ thống chằng chịt những mao mạch (mạch máu nhỏ). Trong khi gan là cơ quan chủ yếu thực hiện quá trình trao đổi chất nên nó có thể hấp thụ các chất hữu ích trong thức ăn rồi dự trữ ở gan.
Ảnh minh họa
Cụ thể là các nguyên liệu tạo máu như vitamin B12, sắt, axit folic. Nhưng các tổn thương ở gan có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu trữ các nguyên liệu tạo máu, làm giảm lượng máu sản xuất và gây thiếu máu theo thời gian.
Khi gan bị bệnh, ngoài chức năng tạo máu thì khả năng dẫn truyền của mạch máu cũng bị suy giảm. Tình trạng này dẫn đến việc môi không có màu máu (màu hồng hoặc đỏ tươi) mà là sắc môi nhợt nhạt. Trong trường hợp bệnh về gan nặng, độc tố tích tụ lâu ngày còn có thể khiến màu da môi xỉn đi, thậm chí là thâm đen.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn